Lời Chúa hôm nay: Biết đến Đức Chúa Trời | Trích đoạn 80
Những lời của Jêsus với các môn đồ của Ngài sau khi Ngài phục sinh (Các trích đoạn)
Giăng 21:16-17 Ngài lại phán lần thứ hai cùng người rằng: Hỡi Si-môn, con Giô-na, ngươi yêu ta chăng? Phi-e-rơ thưa rằng: Lạy Chúa, phải, Chúa biết rằng tôi yêu Chúa. Ðức Chúa Jêsus phán rằng: Hãy chăn chiên ta. Ngài phán cùng người đến lần thứ ba rằng: Hỡi Si-môn, con Giô-na, ngươi yêu ta chăng? Phi-e-rơ buồn rầu vì Ngài phán cùng mình đến ba lần: Ngươi yêu ta chăng? Người bèn thưa rằng: Lạy Chúa, Chúa biết hết mọi việc; Chúa biết rằng tôi yêu Chúa! Đức Chúa Trời phán rằng: Hãy chăn chiên ta.
Trong cuộc đối thoại này, Đức Chúa Jêsus hỏi đi hỏi lại Phi-e-rơ một điều: “Hỡi Si-môn, con Giô-na, ngươi yêu ta chăng?” Đây là một tiêu chuẩn cao hơn mà Đức Chúa Jêsus yêu cầu từ những người như Phi-e-rơ sau sự phục sinh của Ngài, những người thật sự tin vào Đấng Christ và gắng sức yêu Chúa. Câu hỏi này là một dạng điều tra và thẩm vấn, nhưng còn hơn thế nữa, nó là một yêu cầu và một kỳ vọng về những người như Phi-e-rơ. Đức Chúa Jêsus đã dùng phương pháp dò hỏi này để con người sẽ suy ngẫm về chính họ và nhìn vào họ mà hỏi: Những yêu cầu của Đức Chúa Jêsus đối với con người là gì? Tôi có yêu kính Chúa không? Tôi có phải là một người yêu Đức Chúa Trời không? Tôi nên yêu Đức Chúa Trời như thế nào? Mặc dù Đức Chúa Jêsus chỉ hỏi câu này với Phi-e-rơ, sự thật là trong lòng Ngài, bằng cách hỏi Phi-e-rơ những câu hỏi này, Ngài muốn dùng cơ hội này để hỏi chính câu hỏi này với nhiều người cố gắng yêu kính Đức Chúa Trời. Chỉ là Phi-e-rơ may mắn được trong vai một người đại diện của dạng người này, để nhận câu hỏi này từ chính miệng Đức Chúa Jêsus.
So với những lời sau đây, là những gì Đức Chúa Jêsus đã nói với Thô-ma sau sự phục sinh của Ngài: “Hãy giơ bàn tay ngươi ra và đặt vào sườn ta, chớ cứng lòng, song hãy tin”, thì câu hỏi lặp lại ba lần của Ngài với Phi-e-rơ: “Hỡi Si-môn, con Giô-na, ngươi yêu ta chăng?” cho phép mọi người cảm nhận rõ hơn về sự nghiêm nghị trong thái độ của Đức Chúa Jêsus, và sự khẩn thiết mà Ngài đã có trong câu hỏi của Ngài. Đối với kẻ hoài nghi là Thô-ma, với bản tính lừa dối của ông, Đức Chúa Jêsus đã cho phép ông giơ tay ra và chạm vào vết đinh trên thân thể Ngài, điều đã khiến ông tin rằng Đức Chúa Jêsus là Con người đã phục sinh, và thừa nhận thân phận của Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ. Và mặc dù Đức Chúa Jêsus đã không quở trách Thô-ma một cách nghiêm khắc và Ngài cũng đã không thể hiện bằng lời bất kỳ sự phán xét rõ ràng nào về ông, Ngài dẫu vậy vẫn dùng những hành động thực tế để khiến Thô-ma biết rằng Ngài đã hiểu ông, đồng thời cũng thể hiện thái độ và sự quyết tâm của Ngài đối với loại người đó. Những yêu cầu và kỳ vọng của Đức Chúa Jêsus về loại người đó không thể được nhìn thấy từ những gì Ngài đã phán, bởi những người như Thô-ma đơn thuần không có chút đức tin thật nào. Những yêu cầu của Đức Chúa Jêsus đối với họ chỉ đi xa chừng đó, nhưng thái độ mà Ngài tỏ lộ với những người như Phi-e-rơ thì hoàn toàn khác. Ngài đã không yêu cầu Phi-e-rơ giơ tay ra và chạm vào dấu đinh của Ngài, Ngài cũng không nói với Phi-e-rơ: “Chớ cứng lòng, song hãy tin”. Thay vào đó, Ngài hỏi đi hỏi lại Phi-e-rơ cùng một câu hỏi. Câu hỏi này gợi lên suy nghĩ và đầy ý nghĩa, một câu hỏi không thể không khiến mọi người theo Đấng Christ cảm thấy ăn năn và sợ hãi, mà còn cảm nhận được tâm trạng băn khoăn, buồn phiền của Đức Chúa Jêsus. Và khi họ đau đớn và đau khổ dữ dội, họ có thể hiểu nhiều hơn về sự quan tâm của Đức Chúa Jêsus Christ và sự chăm sóc của Ngài; họ nhận ra sự giáo huấn nghiêm túc và những yêu cầu nghiêm ngặt của Ngài đối với những người tinh sạch, trung thực. Câu hỏi của Đức Chúa Jêsus cho phép con người cảm nhận những kỳ vọng của Đức Chúa Trời về con người được tỏ lộ trong những từ đơn giản này không đơn thuần là tin và theo Ngài, mà là đạt được việc có tình yêu, yêu kính Chúa của ngươi và Đức Chúa Trời của ngươi. Dạng tình yêu này là quan tâm và vâng phục. Đó là con người sống vì Đức Chúa Trời, chết vì Đức Chúa Trời, dâng mọi sự cho Đức Chúa Trời, dâng và cống hiến mọi thứ cho Đức Chúa Trời. Dạng tình yêu này cũng mang đến cho Đức Chúa Trời sự yên ủi, cho phép Ngài vui hưởng chứng ngôn và được an nghỉ. Đó là sự đền đáp của nhân loại cho Đức Chúa Trời, trách nhiệm, nghĩa vụ và bổn phận của con người, và đó là một cách mà con người phải theo trong suốt cuộc đời họ. Ba câu hỏi này là một yêu cầu và là một sự thúc đẩy mà Đức Chúa Jêsus đã đưa ra cho Phi-e-rơ và tất cả những người sẽ được làm cho hoàn thiện. Chính ba câu hỏi này đã dẫn dắt và tạo động lực cho Phi-e-rơ đi theo con đường của ông trong cuộc sống cho đến cùng, và chính những câu hỏi này vào lúc từ biệt của Đức Chúa Jêsus đã dẫn dắt Phi-e-rơ bắt đầu trên con đường được làm cho hoàn thiện của ông, điều đã dẫn dắt ông, bởi tình yêu của ông dành cho Chúa, quan tâm đến lòng Chúa, vâng phục Chúa, dâng sự yên ủi cho Chúa, và dâng cả cuộc đời mình, cả con người mình bởi tình yêu này.
Trong Thời đại Ân điển, công tác của Đức Chúa Trời chủ yếu là dành cho hai loại người. Loại thứ nhất là loại người tin và theo Ngài, những người có thể tuân giữ các điều răn của Ngài, những người có thể mang thập tự và giữ vững con đường của Thời đại Ân điển. Loại người này sẽ đạt được phúc lành của Đức Chúa Trời và vui hưởng ân điển của Đức Chúa Trời. Loại người thứ hai thì giống như Phi-e-rơ, người có thể được làm cho hoàn thiện. Vì vậy, sau khi Đức Chúa Jêsus phục sinh, Ngài trước hết đã làm hai điều ý nghĩa nhất này. Một điều được thực hiện với Thô-ma, điều kia thì với Phi-e-rơ. Hai điều này đại diện cho việc gì? Chúng có đại diện cho những ý định cứu rỗi nhân loại thật của Đức Chúa Trời không? Chúng có đại diện cho sự chân thành của Đức Chúa Trời đối với nhân loại không? Việc mà Ngài đã làm với Thô-ma là nhằm cảnh báo mọi người đừng là những kẻ hoài nghi, mà hãy đơn thuần tin. Việc mà Ngài đã làm với Phi-e-rơ là nhằm củng cố đức tin của những người như Phi-e-rơ, và làm rõ những yêu cầu của Ngài đối với dạng người này, để cho thấy họ nên theo đuổi những mục tiêu gì.
Sau khi Đức Chúa Jêsus đã phục sinh, Ngài hiện ra với những người mà Ngài nghĩ là cần thiết, nói chuyện với họ, và đưa ra những yêu cầu với họ, để lại phía sau những ý định và kỳ vọng của Ngài với con người. Nói thế có nghĩa rằng, là Đức Chúa Trời nhập thể, sự quan tâm đến nhân loại và những yêu cầu của Ngài với con người không bao giờ thay đổi; những điều này vẫn không đổi khi Ngài ở trong xác thịt và khi Ngài ở trong thân thể thuộc linh sau khi bị đóng đinh vào cây thập tự và phục sinh. Ngài đã quan tâm đến các môn đồ này trước khi Ngài bị treo trên cây thập tự, và trong lòng Ngài, Ngài biết rõ về tình trạng của mỗi một người và Ngài hiểu những sự thiếu kém của mỗi người, và dĩ nhiên, sự hiểu biết của Ngài về mỗi người sau khi Ngài đã chết, phục sinh, và trở nên thân thể thuộc linh vẫn y nguyên như khi Ngài còn ở trong xác thịt. Ngài biết rằng con người không hoàn toàn chắc chắn về việc thân phận của Ngài là Đấng Christ, nhưng trong thời gian Ngài ở trong xác thịt, Ngài đã không đưa ra những yêu cầu nghiêm khắc đối với con người. Tuy nhiên, sau khi Ngài đã phục sinh, Ngài hiện ra với họ, và Ngài làm cho họ chắc chắn tuyệt đối rằng Đức Chúa Jêsus đã đến từ Đức Chúa Trời và Ngài là Đức Chúa Trời nhập thể, và Ngài đã dùng sự kiện hiện ra của Ngài và sự phục sinh của Ngài như khải tượng và động lực vĩ đại nhất cho sự theo đuổi cả đời của nhân loại. Sự phục sinh của Ngài từ cõi chết không chỉ tăng sức mạnh cho tất cả những ai theo Ngài, mà còn thực hiện triệt để công tác Thời đại Ân điển của Ngài giữa nhân loại, và do đó Phúc Âm về sự cứu rỗi của Đức Chúa Jêsus trong Thời đại Ân điển dần lan khắp mọi ngõ lối của nhân loại. Ngươi có cho rằng sự hiện ra của Đức Chúa Jêsus sau sự phục sinh của Ngài có bất kỳ ý nghĩa nào không? Nếu ngươi là Thô-ma hay Phi-e-rơ vào lúc đó, và ngươi đối mặt với một điều đầy ý nghĩa này trong đời mình, thì nó sẽ có dạng tác động nào trên ngươi? Liệu ngươi có xem đây là khải tượng tốt nhất và vĩ đại nhất của cuộc đời tin vào Đức Chúa Trời của ngươi không? Ngươi có xem điều này như một động lực thúc đẩy ngươi khi ngươi theo Đức Chúa Trời, cố gắng đáp ứng Ngài, và tìm kiếm để yêu kính Đức Chúa Trời trong cả cuộc đời ngươi không? Liệu ngươi có dành một đời nỗ lực để loan truyền khải tượng vĩ đại nhất này không? Ngươi có chấp nhận việc loan truyền sự cứu rỗi của Đức Chúa Jêsus như một sự ủy nhiệm từ Đức Chúa Trời không? Mặc dù các ngươi chưa trải nghiệm điều này, hai ví dụ về Thô-ma và Phi-e-rơ đã đủ cho những con người hiện đại có được sự hiểu biết rõ ràng về Đức Chúa Trời và ý muốn của Ngài. Có thể nói rằng sau khi Đức Chúa Trời đã trở nên xác thịt, sau khi Ngài đích thân trải nghiệm cuộc sống giữa nhân loại và đích thân trải nghiệm cuộc sống con người, và sau khi Ngài đã thấy sự suy đồi của nhân loại và tình cảnh của đời sống con người vào lúc ấy, Đức Chúa Trời trong xác thịt cảm nhận sâu sắc hơn rằng nhân loại bất lực, thảm hại và đáng thương như thế nào. Đức Chúa Trời đã có được nhiều sự thấu cảm đối với điều kiện của con người bởi nhân tính của Ngài, điều mà Ngài sở hữu khi sống trong xác thịt, bởi những bản năng xác thịt của Ngài. Điều này khiến Ngài cảm thấy quan tâm nhiều hơn đối với những người theo Ngài. Đây có thể là những điều các ngươi không thể hiểu, nhưng Ta có thể miêu tả sự lo lắng và quan tâm mà Đức Chúa Trời cảm nhận trong xác thịt cho mỗi một người theo Ngài chỉ dùng hai từ: “quan tâm mãnh liệt”. Mặc dù từ này đến từ ngôn ngữ của con người, và mặc dù nó rất con người, nhưng dẫu vậy nó vẫn bày tỏ và miêu tả một cách chân thật về những tình cảm của Đức Chúa Trời đối với những người theo Ngài. Về sự quan tâm mãnh liệt của Đức Chúa Trời đối với con người, thì qua quá trình trải nghiệm của mình, các ngươi sẽ dần cảm nhận điều này và nếm trải nó. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể đạt được bằng cách dần dần hiểu tâm tính Đức Chúa Trời trên cơ sở theo đuổi một sự thay đổi trong tâm tính của chính các ngươi. Khi Đức Chúa Jêsus thực hiện sự xuất hiện này, nó khiến sự quan tâm mãnh liệt của Ngài đối với những người theo Ngài trong nhân loại được cụ thể hóa và được truyền sang thân thể thuộc linh của Ngài, hoặc ngươi có thể nói, thần tính của Ngài. Sự hiện ra của Ngài cho phép mọi người một lần nữa trải nghiệm và cảm nhận sự quan tâm và chăm sóc của Đức Chúa Trời, đồng thời cũng chứng tỏ mạnh mẽ rằng Đức Chúa Trời là Đấng đã khởi đầu một thời đại, Đấng mở ra một thời đại, và cũng là Đấng kết thúc một thời đại. Thông qua sự hiện ra của Ngài, Ngài đã củng cố đức tin của tất cả mọi người và chứng minh với thế gian một sự thật rằng Ngài là chính Đức Chúa Trời. Điều này cho những người theo Ngài sự xác nhận vĩnh hằng, và thông qua sự xuất hiện của Ngài, Ngài cũng khởi đầu một giai đoạn công tác của Ngài trong thời đại mới.
– Công tác của Đức Chúa Trời, tâm tính của Đức Chúa Trời, và chính Đức Chúa Trời III, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời