Đau khổ là gì, tại sao người tin Chúa phải trải qua đau khổ?
- Hướng dẫn nhanh
- 1. Sự gian khổ và tinh luyện là ân sủng lớn nhất Thiên Chúa ban cho chúng ta
- 2. Ân sủng của vật chất có thể khiến cho sự sống của chúng ta lớn lên không?
- 3. Làm sao trải nghiệm sự gian khổ tinh luyện
Rất nhiều Kitô hữu đều thắc mắc: Thiên Chúa là tình yêu thương, là toàn năng, tại sao vẫn cho phép chúng ta gặp phải gian khổ và sự tinh luyện chứ? Không lẽ Thiên Chúa đã bỏ rơi chúng ta? Vấn đề này trước đây luôn quấy nhiễu tôi, nhưng gần đây thông qua cầu nguyện, tìm kiếm tôi có được một chút mặc khải soi sáng, đã giải quyết được sự hiểu lầm đối với Thiên Chúa, đã hiểu được sự gian khổ và tinh luyện không phải Thiên Chúa muốn bỏ rơi chúng ta, mà do Thiên Chúa đã dày công sắp đặt để thanh tẩy, cứu rỗi chúng ta, sự gian khổ và tinh luyện là ân sủng lớn nhất Thiên Chúa ban cho chúng ta!
Sự gian khổ và tinh luyện là ân sủng lớn nhất Thiên Chúa ban cho chúng ta
Thiên Chúa phán: “Ta sẽ đem một phần ba ấy vào lửa, Ta sẽ luyện chúng như người ta luyện bạc, Ta sẽ thử chúng như người ta thử vàng. Phần nó, nó sẽ kêu khấn Danh Ta, Và Ta, Ta sẽ nhậm lời nó. Ta đã nói: ‘Nó là dân của Ta!’ Còn nó, nó sẽ nói: ‘Yavê Thiên Chúa của tôi!’” (Zacarya 13: 9). “Này Ta đã nung luyện ngươi, nhưng không phải vì bạc Ta đã thí luyện ngươi trong lò gian khổ” (Ysaya 48:10). Còn có thư thứ nhất của Phêrô Chương 5 câu 10: “Thiên Chúa nguồn mọi ân sủng, Ðấng đã kêu gọi anh em vào vinh quang đời đời của Người, trong Ðức Kitô, sẽ làm cho anh em, những kẻ phải chịu khổ ít lâu, được nên hoàn bị, vững vàng mạnh mẽ, kiên cố”.
Từ lời của Thiên Chúa và Kinh thánh cho thấy, Thiên Chúa cho phép sự gian khổ và tinh luyện xảy đến chúng ta, trong đây có ý muốn của Thiên Chúa, hoàn toàn là vì thanh tẩy, cứu rỗi chúng ta, là của cải quý giá Thiên Chúa ban cho chúng ta. Vì trước khi có sự gian khổ và tinh luyện xảy đến, chúng ta đều cho rằng bản thân mình là người làm theo đường lối của Thiên Chúa, thậm chí có những người cho rằng họ đã hy sinh và dâng trọn mình cho Thiên Chúa, làm việc chăm chỉ, đã chịu một số khổ, trả một số giá, là quan tâm ý muốn của Thiên Chúa nhất, là yêu mến Thiên Chúa nhất, là trung thành với Thiên Chúa. Cho rằng ai tiêu cực yếu đuối, phản bội Thiên Chúa, tôi cũng sẽ không phản bội Thiên Chúa. Nhưng sự thật, khi chúng ta gặp công việc không thuận lợi, cuộc sống túng quẫn và các loại khó khăn khác, chúng ta sinh ra lời oán trách đối với Thiên Chúa, đã mất đi niềm tin, thậm chí không còn muốn dâng mình cho Thiên Chúa nữa; khi người nhà gặp phải điều bất hạnh hoặc xảy ra thiên tai nhân họa, chúng ta còn có thể vì lợi ích của bản thân bị tổn thất mà oán trách Thiên Chúa, nói lý lẽ và đối kháng với Thiên Chúa, nghiêm trọng hơn, thậm chí còn có thể phản bội Thiên Chúa và không tin nữa; v.v. Thiên Chúa nhiều lần yêu cầu chúng ta tuân theo đường lối của Ngài, và yêu cầu chúng ta: “Ngươi phải yêu mến Chúa, Thiên Chúa ngươi, hết lòng ngươi, hết linh hồn ngươi và hết trí khôn ngươi!” (Matthêô 22:37). Nhưng chúng ta luôn vì lợi ích của mình mà toan tính, yêu quý lợi ích của xác thịt hơn yêu mến Thiên Chúa, khi điều Thiên Chúa làm hợp với quan niệm của chúng ta, chúng ta tạ ơn Thiên Chúa, ca ngợi Thiên Chúa, khi Thiên Chúa làm điều không phù hợp với quan niệm của chúng ta, chúng ta cũng có thể nảy sinh sự hiểu lầm, phàn nàn và thậm chí phản bội Thiên Chúa. Như vậy mới thấy được chúng ta bị Sa-tan bại hoại quá sâu sắc, tin Thiên Chúa luôn muốn theo đuổi được hồng ân, thực chất chính là đang trao đổi với Thiên Chúa, thật sự là quá ích kỷ hèn hạ, một chút lý chí cũng không có! Lúc này, chúng ta đối với tâm tính Sa-tan sự phản nghịch và chống đối Thiên Chúa bên trong chúng ta có một chút sự nhận biết thật sự, đối với ý định quan điểm sai lầm của bản thân trong niềm tin Thiên Chúa có chút phân biệt, thấy được cách sống của chúng ta đối với yêu cầu của Thiên Chúa là cách quá xa, căn bản không xứng đáng tiếp nhận hồng ân và lời hứa của Thiên Chúa. Đồng thời, thông qua sự gian khổ và tinh luyện như vậy, cũng để chúng ta cảm nhận được Thiên Chúa quá thánh khiết, quá công chính, niềm tin của chúng ta đối với Thiên Chúa có nhiều sự pha trộn đến như vậy, nếu trước sau vẫn mang theo ý định được hồng ân như vậy để tin Thiên Chúa, chỉ có thể khiến Thiên Chúa ghê tởm và chán ghét. Trong sự phơi bày của thử luyện, vì chúng ta nhìn thấy quá nhiều sự bại hoại và thiếu sót của bản thân, thì bắt đầu đến trước mặt Thiên Chúa cầu nguyện với Thiên Chúa, đọc lời Thiên Chúa, phản tỉnh nhận biết những thành phần không phù hợp với ý muốn của Thiên Chúa trong chúng ta, và tìm cách thỏa mãn Thiên Chúa và đứng vững chứng nhân cho Thiên Chúa khi gặp lại những hoàn cảnh như vậy, không biết từ lúc nào mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa sẽ gần hơn rất nhiều. Sau khi trải nghiệm như vậy, chúng ta không những đối với chính mình có sự nhận biết, đối với tâm tính của Thiên Chúa cũng có chút nhận biết, con người cũng trở nên chín chắn vững vàng hơn nhiều, một số tâm tính kiêu ngạo tự phụ, xảo quyệt của chính mình cũng có thể có một số thay đổi. Như vậy chúng ta mới thật sự cảm nhận được: Tuy sự gian khổ và tinh luyện mang đến cho xác thịt của chúng ta một chút đau khổ, nhưng hiệu quả đạt được trên người chúng ta là sự cứu rỗi, là sự thanh tẩy, sự gian khổ và tinh luyện đối với sự sống của chúng ta có lợi ích và gây dựng nhất.
Ngoài ra, chúng ta từ trải nghiệm của các thánh ở các đời trước cũng có thể nhìn thấy điểm này. Giống như trước khi Thiên Chúa sử dụng Mô-sê, trước tiên để Mô-sê trong đồng vắng tôi luyện 40 năm, trong 40 năm này, Mô-sê ăn gió nằm sương, không có người nào nói chuyện với ông, ngoài ra ông còn phải đối mặt với sự tập kích của dã thú và thời tiết khắc nghiệt, bất cứ lúc nào cũng có thể nguy hiểm đến tính mạng, trong môi trường gian khổ như vậy chắc chắn ông chịu không ít khổ sở. Có người có thể sẻ hỏi: “Thiên Chúa trực tiếp sử dụng Mô-sê không phải là được rồi sao? Tại sao nhất định phải để Mô-sê trong trong đồng vắng tôi luyện 40 năm chứ?”. Điều này có ý muốn tốt đẹp của Thiên Chúa ở bên trong! Chúng ta đều biết tính cách của Mô-sê thẳng thắng, thích dựa vào nghĩa khí làm việc, khi ông nhìn thấy người Ai Cập quất roi người Ít-ra-en, thì có thể lấy đá trực tiếp đập chết quân lính Ai Cập. Khí huyết tự nhiên và tính khí anh hùng của Mô-sê không hợp với ý muốn của Thiên Chúa, nếu Thiên Chúa trực tiếp sử dụng Mô-sê, ông còn có thể dựa vào khí huyết tự nhiên và tính khí anh hùng của mình làm việc, như vậy rất dễ làm ra việc cản trở, quấy nhiễu công tác của Thiên Chúa, căn bản không thể hoàn thành sự phó thác đưa dân Ít-ra-en ra khỏi Ai Cập. Cho nên, Thiên Chúa mới đặt ông trong đồng vắng tôi luyện bốn mươi năm để khiến Môi-se phù hợp hơn với việc Thiên Chúa sử dụng. Nhưng trong môi trường gian khổ, ác liệt như vậy, Mô-sê thông qua việc không ngừng cầu nguyện kêu cầu với Thiên Chúa, nhìn thấy được sự toàn năng và sự tể trị của Thiên Chúa, dựa vào Thiên Chúa sống sót tiếp, đồng thời những thứ thuộc về huyết khí, thuộc về tự nhiên cũng mài đi hết, ông sinh ra đức tin và sự vâng phục thật sự đối với Thiên Chúa. Cho nên, khi Thiên Chúa kêu gọi Mô-sê gánh vác sự phó thác của Thiên Chúa – dẫn dắt dân Ít-ra-en ra khỏi Ai Cập, ông không có sự chống đối mà tiếp nhận, vâng phục. Dưới sự dẫn dắt của Thiên Chúa đã thuận lợi hoàn thành sự phó thác của Thiên Chúa.
Như Gióp được ghi chép trong Kinh thánh, khi ông gặp thử luyện gia tài của ông bị cướp, con cái gặp nạn, bản thân ông mọc đầy ung nhọt khắp người, tuy Gióp đau khổ, nhưng ông không phạm tội trong môi miệng, cũng không nói lời oán giận oán trách Thiên Chúa, mà có thể từ trong lòng tiếp nhận tất cả đến từ Thiên Chúa, có thể từ trong đó tìm kiếm ý muốn của Thiên Chúa, cuối cùng ông đã nói ra lời như vậy “Tôi đã trần truồng lọt khỏi lòng mẹ, tôi cũng sẽ trần truồng về lại nơi đó. Yavê đã cho, Yavê đã lấy lại, Ðáng chúc tụng thay Danh Yavê!” (Yob 1:21). “Chúng ta nhận điều tốt lành từ Thiên Chúa, làm sao chúng ta lại không nhận điều bất hạnh?” (Yob 2: 10). Dựa vào đức tin, lòng kính sợ và vâng phục đối với Thiên Chúa vì Thiên Chúa đứng vững chứng nhân. Vì ông tin vào sự tể trị cai quản tất cả của Thiên Chúa, gia tài, con cái đều là Thiên Chúa ban cho ông, Thiên Chúa có quyền lấy đi, làm một tạo vật thì nên tiếp nhận và vâng phục. Gióp có thể đứng ở vị trí của một tạo vật, có thể vâng phục Đấng Tạo Hóa vô điều kiện và đứng vững chứng nhân cho Thiên Chúa. Sau đó Thiên Chúa ở trong gió lốc xuất hiện với Gióp, Gióp đã nghe thấy Thiên Chúa đích thân nói chuyện với ông, đã nhìn thấy hình ảnh phía sau của Thiên Chúa, đối với Thiên Chúa có sự nhận biết thật sự. Gióp thu hoạch được điều mà sống trong an nhàn không cách nào có được, những thu hoạch này chính là Thiên Chúa trong sự thử luyện tinh luyện ban cho ông hồng ân lớn nhất. Như sau khi trải nghiệm thử luyện, Gióp nói với bạn ông rằng: “Nếu Người thử tôi nơi lò, tôi trở nên như vàng ròng” (Yob 23:10).
Từ đây có thể thấy rằng sự gian nan tinh luyện càng là tình yêu chân thực và thực tế của Thiên Chúa đối với chúng ta. Trong sự gian nan và tinh luyện chúng ta mới có thể có được sự thanh tẩy, cứu rỗi của Thiên Chúa, trở thành người hợp với ý muốn của Thiên Chúa. Đây cũng là nguyên nhân vì sao Thiên Chúa cho phép sự gian khổ và tinh luyện xảy đến chúng ta.
Ân sủng của vật chất có thể khiến cho sự sống của chúng ta lớn lên không?
Nhiều khi, chúng ta không hiểu được ý định tha thiết của Thiên Chúa, không hy vọng bản thân mình gặp phải chuyện không như ý, càng không muốn trải nghiệm sự gian khổ tinh luyện, mà hy vọng cả cuộc đời của mình bình bình an an, hy vọng bản thân và người nhà không có tai họa, việc gì cũng như ý, có thể tận hưởng hồng ân và ân sủng của Thiên Chúa. Nhưng chúng ta có từng suy nghĩ qua: Môi trường an nhàn có thể thật sự khiến cho chúng ta thoát khỏi tâm tính bại hoại sao? Sự chúc phúc về vật chất thật sự có thể khiến cho chúng ta nhận biết tâm tính và Thiên Chúa là gì không? Chỉ tận hưởng lòng thương xót và ân sủng của Thiên Chúa có thể thêm cho chúng ta đức tin đối với Thiên Chúa, có thể khiến cho chúng ta sinh ra tình yêu và sự vâng phục thật sự đối với Thiên Chúa không? Lời Thiên Chúa phán: “Nếu ngươi chỉ vui hưởng ân điển của Đức Chúa Trời, có một cuộc sống gia đình yên bình hoặc những phước lành vật chất, thì ngươi đã không có được Đức Chúa Trời, và niềm tin của ngươi vào Đức Chúa Trời không thể được coi là thành công. Đức Chúa Trời đã thực hiện một giai đoạn của công tác về ân điển trong xác thịt, và đã ban phước lành vật chất cho con người, nhưng con người không thể được làm cho hoàn thiện chỉ với ân điển, tình yêu và lòng thương xót mà thôi. Trong những trải nghiệm của con người, họ bắt gặp phần nào tình yêu của Đức Chúa Trời và thấy được tình yêu và lòng thương xót của Đức Chúa Trời, nhưng khi đã trải nghiệm một thời gian, họ nhận thấy rằng ân điển của Đức Chúa Trời, tình yêu và lòng thương xót của Ngài không thể làm hoàn thiện con người, không thể phơi bày điều nào là bại hoại bên trong con người, và không thể giúp con người thoát khỏi tâm tính bại hoại của mình, hoặc làm hoàn thiện tình yêu và đức tin của mình. Công tác về ân điển của Đức Chúa Trời là công việc của một giai đoạn, và con người không thể dựa vào việc tận hưởng ân điển của Đức Chúa Trời để biết Đức Chúa Trời” (“Chỉ bằng cách trải qua những sự thử luyện đau đớn, ngươi mới có thể biết được sự đáng mến của Đức Chúa Trời”).
Lời của Thiên Chúa nói rất rõ ràng, nếu chúng ta chỉ chú trọng hưởng thụ lòng thương xót và ân sủng của Thiên Chúa, không những không thể khiến cho chúng ta thoát khỏi tâm tính bại hoại, sự sống thuộc linh của chúng ta cũng không thể lớn lên, đức tin, lòng yêu thương, sự vâng phục cũng không cách nào được hoàn thiện. Trên Kinh thánh nói: “Bởi những kẻ ngây ngô chết vì lầm lạc” (Cách Ngôn 1:32). Nếu chúng ta luôn sống trong môi trường an nhàn, không có gian nan tinh luyện, lòng của chúng ta dần dần sẽ rời xa Thiên Chúa, rất dễ vì hưởng thụ xác thịt an nhàn mà đồi bại, sống trong các loại tâm tính bại hoại, ăn không ngồi rồi, không quan tâm điều gì, cuối cùng một việc không thành, chỉ có thể sống phí một đời. Giống như người làm cha mẹ, nếu chỉ nuông chiều con cái mình một cách mù quáng, bất kể đứa con phạm phải tội gì cũng tha thứ, bao dung, vậy đứa con đến lúc nào mới thay đổi thói quen xấu lớn lên thành người chứ? Cho nên, trong môi trường nhàn nhã đối với sự sống lớn lên của chúng ta không có lợi ích gì, ngược lại khiến cho chúng ta ngày càng yêu thích xác thịt, cứ đòi hỏi ân sủng và hồng ân nơi Thiên Chúa một cách mù quáng, trở nên ngày càng ích kỷ, tham lam, xấu xa, xảo quyệt. Nếu chúng ta muốn thoát khỏi tâm tính bại hoại trở thành người hợp với ý muốn của Thiên Chúa, thì không nên chỉ thỏa mãn việc hưởng thụ ân sủng và hồng ân của Thiên Chúa, còn phải trải nghiệm sự gian khổ tinh luyện nhiều hơn, như vậy chúng ta mới có thể thoát khỏi tâm tính bại hoại có được sự thanh tẩy của Thiên Chúa.
Làm sao trải nghiệm sự gian khổ tinh luyện
Lời của Thiên Chúa phán: “Khi ngươi đối mặt với đau khổ, ngươi phải có thể không màng đến xác thịt và không phàn nàn về Đức Chúa Trời. Khi Đức Chúa Trời ẩn mình Ngài khỏi ngươi, ngươi phải có thể có đức tin để theo Ngài, để duy trì tình yêu trước đó của ngươi mà không để nó dao động hay tan biến. Bất kể Đức Chúa Trời làm gì, ngươi phải quy phục kế hoạch của Ngài và sẵn sàng rủa sả xác thịt của chính mình thay vì phàn nàn về Ngài. Khi ngươi phải đối mặt với những sự thử luyện, ngươi phải làm thỏa lòng Đức Chúa Trời, cho dù ngươi có thể khóc trong cay đắng hay cảm thấy miễn cưỡng phải chia tay đối tượng yêu quý nào đó. Chỉ đây mới là tình yêu và đức tin đích thực. Cho dù vóc giạc thực tế của ngươi là gì, trước tiên ngươi phải sở hữu cả ý chí chịu khổ và đức tin thực sự, cũng như ngươi phải có ý chí từ bỏ xác thịt. Ngươi nên sẵn sàng chịu đựng những khó khăn cá nhân và chịu những tổn thất trong lợi ích cá nhân của mình để đáp ứng làm thỏa mãn ý muốn của Đức Chúa Trời. Ngươi cũng phải có khả năng cảm thấy ân hận về bản thân trong lòng: Trong quá khứ, ngươi đã không thể làm thỏa lòng Đức Chúa Trời, và hiện giờ, ngươi có thể hối hận về bản thân. Ngươi không được thiếu bất cứ điều gì trong những điểm này – chính nhờ những điều này mà Đức Chúa Trời sẽ hoàn thiện ngươi. Nếu ngươi không thể đáp ứng được những tiêu chí này, thì ngươi không thể được hoàn thiện” (“Những người được làm cho hoàn thiện phải trải qua sự tinh luyện”).
Lời của Thiên Chúa đã chỉ cho chúng ta con đường thực hành. Khi đối mặt với gian khổ, chúng ta dùng thái độ gì đối đãi với công tác của Thiên Chúa rất quan trọng, điều này trực tiếp liên quan đến việc chúng ta có thể vì Thiên Chúa đứng vững chứng nhân có được sự thanh tẩy và cứu rỗi của Thiên Chúa. Trong sự gian khổ, nếu chúng ta sống dựa vào tâm tính bại hoại của Sa-tan, sống ham muốn xác thịt an nhàn, luôn vì lợi ích của bản thân suy nghĩ, dự tính, rất dễ sinh ra lời oán trách với Thiên Chúa, đối kháng tranh chấp với Thiên Chúa, thậm chí làm ra chuyện phản nghịch với Thiên Chúa, chống đối Thiên Chúa, vậy chúng ta sẽ trở thành trò cười của Sa-tan, triệt để mất đi lời chứng. Nhưng trong sự gian khổ tinh luyện, nếu chúng ta có thể tiếp nhận, vâng phục công tác của Thiên Chúa, từ trong đó tìm kiếm ý muốn của Thiên Chúa với yêu cầu của Thiên Chúa đối với chúng ta, có thể phản bội xác thịt thực hành chân lý, mặc cho xác thịt chịu khổ cũng phải vì Thiên Chúa đứng vững chứng nhân. Lấy lòng yêu mến Thiên Chúa, thoả mãn Thiên Chúa để trải nghiệm môi trường đó, vậy chúng ta trong sự thử luyện sẽ có thể hiểu được càng nhiều chân lý, tâm tính bại hoại sẽ có được sự thanh tẩy của Thiên Chúa, trở thành người hợp với ý muốn của Thiên Chúa.
Giống như khoảng thời gian trước, nhà tôi cũng gặp phải một số chuyện không như ý muốn, chồng tôi làm ăn không có nguồn hàng, công việc của đứa con không thuận lợi, kinh doanh luôn xảy ra vấn đề, trong lòng tôi rất đau khổ, kìm nén, không kiềm chế được mà nói lời oán trách Thiên Chúa, cảm thấy tôi mỗi ngày chăm chỉ làm việc, chạy ngược xuôi dâng chọn bản thân mình, tại sao trong nhà vẫn xảy ra những chuyện như thế này chứ? Khoảng thời gian đó, thời gian tôi đọc kinh cũng ít đi, tuy vẫn kiên trì đi lễ, làm việc, nhưng trong lòng luôn chứa đầy nỗi sầu khổ, tôi không biết trong môi trường này ý muốn của Thiên Chúa là gì…
Sau đó, tôi cầu nguyện tìm cầu nơi Thiên Chúa, nhìn thấy lời Thiên Chúa phán: “Rất nhiều người tin vào Ta chỉ để Ta có thể chữa lành cho họ. Rất nhiều người tin vào Ta chỉ để Ta có thể dùng quyền năng của Ta mà đuổi những linh hồn ô uế ra khỏi thân xác họ, và rất nhiều người tin vào Ta đơn thuần để nhận sự bình an và niềm vui từ Ta. Rất nhiều người tin vào Ta chỉ để đòi hỏi nhiều của cải vật chất hơn từ Ta. Rất nhiều người tin Ta chỉ để được trải qua cuộc đời này trong sự bình an và để được bình an vô sự trong thế giới sắp đến. Rất nhiều người tin vào Ta để tránh sự đau đớn của địa ngục và để nhận lãnh những phúc lành của thiên đàng. Rất nhiều người tin vào Ta chỉ vì sự an ủi tạm thời chứ không tìm kiếm để có được bất cứ điều gì ở thế giới sắp đến. Khi Ta trút cơn giận dữ xuống con người và tước đi mọi niềm vui, bình an mà họ từng sở hữu, con người đã trở nên hoài nghi. Khi Ta cho con người sự đau đớn của địa ngục và lấy lại những phúc lành của thiên đàng, mối nhục của con người biến thành sự giận dữ. Khi con người nhờ Ta chữa lành cho họ, Ta đã chẳng đoái hoài và cảm thấy ghê tởm họ; con người đã rời khỏi Ta mà theo đuổi cách của các phép ma và tà thuật để thay vào đó. Khi Ta lấy đi tất cả những gì con người đã đòi hỏi từ Ta, mọi người đều biến mất không chút dấu vết. Do vậy, Ta nói rằng con người có đức tin ở Ta bởi vì Ta đã ban quá nhiều ân điển, và có quá nhiều thứ để thu được” (“Ngươi biết gì về đức tin?”).
Đọc xong lời Thiên Chúa, tôi không nén nổi dòng nước mắt, trong lòng cảm thấy nhói đau, khó chịu, cũng rất xấu hổ, nhìn thấy quan điểm tin Thiên Chúa của bản thân không đúng, là đang theo đuổi được hồng ân, được ân sủng. Khi Thiên Chúa chúc phúc, tôi nhiệt tình chạy ngược xuôi dâng trọn bản thân mình, vì Chúa làm việc không sợ khổ sợ mệt; nhưng khi gia đình gặp phải chuyện không như ý muốn, tôi lại sống trong yếu đuối tiêu cực, sinh ra lời oán trách Thiên Chúa, oán trách Thiên Chúa vì sao không che chở cho người nhà của tôi, trong lòng sinh ra khoảng cách với Thiên Chúa. Lúc này, tôi không ngừng tự hỏi lòng mình: “Tôi vì Thiên Chúa làm việc chăm chỉ không phải vì báo đáp tình yêu của Thiên Chúa, mà là muốn mượn điều đó để đổi lại hồng ân của Thiên Chúa, tôi không phải đang trao đổi với Thiên Chúa sao? Tôi tin Thiên Chúa có nhiều ý định, pha tạp đến như vậy, sao có thể được Thiên Chúa khen ngợi chứ? Nghĩ lại mỗi ngày đang hít thở không khí Thiên Chúa ban cho, tận hưởng ánh sáng, mưa sương do Thiên Chúa tạo ra, dựa vào ngũ cốc hoa màu do Thiên Chúa tạo ra để sống, nhưng lại không nghĩ đến báo đáp gì cho Thiên Chúa. Ngược lại còn không ngừng đòi lấy nơi Thiên Chúa, tôi như vậy không phải quá không có lý trí rồi sao?”. Lúc này tôi mới nhìn thấy cách tin Thiên Chúa của tôi thật là đê tiện và nhơ bẩn, căn bản không có đứng ở vị trí của một vật thọ tạo để thờ phượng Thiên Chúa. Với lại cũng đã hiểu, nếu muốn vâng phục Thiên Chúa trước tiên phải đứng đúng vị trí của vật thọ tạo, bất kể Đấng Tạo Hóa làm như thế nào, là ban thưởng hay là lấy đi, vật thọ tạo nên nghe và vâng phục theo, không nói lý do của chính mình, đây mới là lý trí của vật thọ tạo nên có. Sau khi hiểu được điều này, tôi hạ quyết tâm với Thiên Chúa, bất kể công việc của chồng hay của đứa con như thế nào, tôi cũng sẵn sàng vâng phục sự sắp đặt và thu xếp của Thiên Chúa, không nói lời oán trách với Thiên Chúa. Khi nhận biết được những điều này, trong lòng tôi giải phóng đi rất nhiều, cũng dần dần từ tình trạng tiêu cực bước ra, không còn chịu sự quấy nhiễu kiềm chế của những chuyện này, có thể yên tâm vì Chúa làm việc và dâng trọn bản thân mình.
Thông qua trải nghiệm lần này tôi mới thực sự cảm nhận được: Sự gian khổ tinh luyện đối với sự sống lớn lên của tôi quá có ích lợi! Tuy chúng ta đã chịu chút khổ trong tinh luyện, nhưng đã thu hoạch được tài phú sự sống càng quý giá hơn, đức tin và lòng yêu thương đối với Thiên Chúa đều gia tăng. Tin rằng mỗi một anh chị em theo đuổi được Thiên Chúa khen ngợi, bây giờ đã hiểu được ý định tha thiết của Thiên Chúa, không còn có sự hiểu lầm với Thiên Chúa nữa, cũng có thể thản nhiên đối mặt với gian khổ và sự tinh luyện. Nguyện về sau chúng ta đối mặt với sự thử luyện và các loại việc không như ý, đều có thể tĩnh lặng trước Thiên Chúa tìm kiếm ý muốn của Thiên Chúa, tìm kiếm chân lý. Như vậy, chúng ta sẽ có thể cảm nhận được gian khổ thử thách là hồng ân của Thiên Chúa đối với chúng ta! Tạ ơn Thiên Chúa!