Căn cứ vào Kinh thánh, cách cầu nguyện để thực hiện theo ý muốn của Thiên Chúa
Chúng ta, mỗi một người tin Chúa đều biết, cũng cảm nhận được rằng cầu nguyện quá quan trọng, nhưng lại ít khi nghĩ đến lời cầu nguyện của mình có hợp với ý muốn của Chúa không? Thời gian trước, tôi ở trên Internet đọc được một số sách thuộc linh, đã hiểu được nếu muốn có được chân lý sự sống, mỗi ngày nhất định phải có ba phương diện cầu nguyện. Khi tôi có ý thức để thực hiện điều như vậy, đã làm cho tôi nhận được thu hoạch bất ngờ, ở đây tôi xin được giao lưu với mọi người về điều tôi thu nhận được!
Phương diện thứ nhất: Lời cầu nguyện nghĩ thầm lời Thiên Chúa, tìm kiếm chân lý.
Mỗi ngày chúng ta tĩnh nguyện, dùng lòng cầu nguyện để đọc lời Thiên Chúa, dùng tâm suy ngẫm lời Thiên Chúa, với Thiên Chúa có mối tương giao trong sự sống thuộc linh, thì dễ dàng có được sự khai sáng và soi sáng của Đức Chúa Thánh Thần, hiểu được chân lý trong lời Thiên Chúa. Ví dụ lời Thiên Chúa phán: “Các ngươi hãy là một người trung thực”, chúng ta sẽ suy nghĩ: “Thiên Chúa yêu cầu chúng ta làm người trung thực, vậy ý nghĩa của việc là người trung thực là gì?”. Lúc này chúng ta hãy dùng tấm lòng cầu nguyện để tìm cầu: “Lạy Thiên Chúa, Ngài yêu cầu chúng con làm người trung thực, ý nghĩa của việc làm người trung thực là gì? Làm thế nào để làm người trung thực chứ? Xin Thiên Chúa khai sáng và soi sáng cho con.” Trong lòng có sự cầu nguyện như vậy, thì cứ như vậy nghĩ thầm lời Thiên Chúa. Khi rảnh rỗi, thì tĩnh lặng trước Thiên Chúa cầu nguyện rằng: “Lạy Thiên Chúa, hôm nay con đọc xong câu này còn chưa hiểu lắm, ‘Các ngươi hãy là một người trung thực’ chân lý thực tế của câu nói này là gì chứ? Con nên làm như thế nào để trở thành người trung thực đây?”. Lấy lòng cầu nguyện để nghĩ thầm lời Thiên Chúa, chúng ta sẽ nghĩ ra được một số sự sáng mới, biết được làm người trung thực chính là không nói dối, đơn thuần mở lòng nói lời trong lòng; làm việc không có sự pha trộn, không lừa dối, không đối phó chiếu lệ. Ngoài ra, trong lòng không có sự xảo quyệt, không có ý định, mục đích. Sau khi nghĩ thầm ra những sự sáng này, thì cầu nguyện rằng: “Lạy Thiên Chúa, tạ ơn sự khai sáng và soi sáng của Ngài, xin Ngài tiếp tục dẫn dắt con, để con có thể hiểu sâu sắc hơn, có sự trải nghiệm sâu hơn”. Sau khi cầu nguyện như vậy, khoản thời gian này không có việc gì thì suy nghĩ làm sao làm người trung thực mới phù hợp với nguyên tắc chân lý đây? Tiêu chuẩn để làm người trung thực là gì? Hiện tại bản thân vẫn chưa rõ lắm, vậy còn phải cầu nguyện, tìm kiếm.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tương giao với những anh chị em có sự trải nghiệm, hỏi xem anh chị em đối với phương diện này có sự nhận biết nào? Nếu đối phương cũng chia sẻ ra sự nhận biết mới, chúng ta lại có được nhiều chút nữa. Chúng ta cứ cầu nguyện, nghĩ thầm như vậy, hôm nay có chút nhận biết, ngày mai lại thêm chút nhìn nhận mới, cuối cùng đối với nguyên tắc chân lý về phương diện làm người trung thực có sự nhận biết sâu hơn và con đường thực hành cụ thể hơn.
Bình thường bất luận đọc đoạn nào của lời Chúa, chúng ta hãy cầu nguyện như vậy: “Lạy Thiên Chúa, đoạn lời này con đã đọc xong, nhưng ý nghĩa bên trong con không có hiểu rõ lắm, xin Ngài khai sáng con”. Khi lời cầu nguyện của chúng ta xuất phát từ nội tâm, tìm kiếm việc làm của Đức Chúa Thánh Thần, Thiên Chúa sẽ từng bước khai sáng chúng ta, để cho chúng ta hiểu được. Nhưng sau khi chúng ta cầu nguyện xong, rồi lại làm chuyện khác, vậy thì đã phí công rồi. Sau khi cầu nguyện xong phải nghĩ thầm lời Thiên Chúa, còn phải cầu nguyện thầm, không biết từ lúc nào Đức Chúa Thánh Thần sẽ khai sáng cho chúng ta hiểu. Chúng ta chỉ cần ở trong một phương diện chân lý để cầu nguyện, nghĩ thẫm, tìm kiếm, thông công, sau một thời gian nhất định sẽ có thu hoạch lớn.
Phương diện thứ hai, lời cầu nguyện suy nghĩ lại bản thân trong lời Thiên Chúa.
Tuy chúng ta tin Thiên Chúa, nhưng có rất nhiều chuyện không thể làm được trong ý muốn của Thiên Chúa, có rất nhiều hành vi và tâm tư ý niệm chống đối Thiên Chúa. Khi đọc lời Thiên Chúa, chúng ta cần phản tỉnh lại bản thân trong lời Thiên Chúa. Ví dụ chúng ta thấy được lời Thiên Chúa phán: “Trung thực có nghĩa là trao tấm lòng của ngươi cho Đức Chúa Trời, thành thật với Đức Chúa Trời trong mọi việc, cởi mở với Ngài trong mọi việc, không bao giờ che giấu sự thật, không cố dối trên lừa dưới, và không làm những điều chỉ để cầu cạnh ân huệ từ Đức Chúa Trời. Nói tóm lại, được nên trung thực là được nên thanh sạch trong hành động và lời nói của ngươi, và không lừa dối Đức Chúa Trời lẫn con người”. Sau khi đọc xong lời Thiên Chúa, nhìn thấy được biểu hiện của người trung thực, vậy chúng ta hãy cầu nguyện rằng: Lạy Thiên Chúa, Ngài nói rằng là người trung thực phải dâng lòng cho Thiên Chúa, nên thanh sạch trong hành động và lời nó, không lừa dối, không ngụy trang, không ngụy biện. Con có phải người như vậy không? Con còn không rõ. Sau khi cầu nguyện và suy nghĩ lại bản thân thì sẽ phát hiện, chúng ta không chỉ không phải là người trung thực, ngược lại còn rất xảo quyệt. Như gặp phải chuyện có lợi với mình, chúng ta sẽ tạ ơn, ca ngợi Thiên Chúa; khi gặp chuyện bất lợi với mình, bất luận là đối với con người hay Thiên Chúa đều chứa đầy sự suy đoán và đề phòng, coi Thiên Chúa công chính, thánh thiện bại hoại như nhân loại, suy đoán người khác cũng xấu như mình; chúng ta thường xuyên nói dối lừa gạt người khác, thì cho rằng lời của Thiên Chúa cũng không đáng tin, cho nên dù chúng ta nhìn thấy lời Thiên Chúa phán rằng Ngài đang cứu rỗi con người, nhưng chúng ta cũng không thể tin hoàn toàn; lời nói và việc làm của chúng ta có ý định, mục đích, thì cho rằng Thiên Chúa phán và làm việc cũng là đang lợi dụng con người, bỡn cợt con người; chúng ta luôn trù bị và dự tính cho con đường sau này của mình, căn bản không muốn giao lòng mình cho Thiên Chúa; tiếp xúc với người khác cũng không thể thổ lộ tâm tình, không thể lấy sự trung thực để đối đã, luôn đề phòng người khác, sợ bị người khác lừa dối, tự mình thiệt thòi chịu tổn thất … Khi chúng ta suy nghĩ lại bản thân như vậy, thì nhìn thấy chúng ta so với tiêu chuẩn người trung thực còn kém quá xa, cần phải ra sức theo đuổi hướng về phía trước, mới có thể làm đẹp lòng Thiên Chúa.
Phương diện thứ 3, khi gặp phải các loại người, việc, vật không hiểu được ý muốn của Thiên Chúa, nhất định phải có lời cầu nguyện tìm kiếm và vâng phục. Trong đời sống thường ngày, chúng ta thường xuyên dựa vào ý riêng, dựa vào sự tự nhiên làm ra rất nhiều chuyện trái với ý muốn của Thiên Chúa; nhất là khi gặp một số chuyện nhìn không thấu, chúng ta dựa vào cách nghĩ của bản thân làm, thì sợ đắc tội Thiên Chúa; muốn dựa vào ý của Thiên Chúa làm, lại không biết thực hiện sao cho phù hợp; lúc này, cách duy nhất chính là cầu nguyện tìm kiếm với Thiên Chúa nhiều hơn.
Trước khi cầu nguyện trong lòng chúng ta phải làm rõ rằng bất luận chuyện gì xảy đến đều có sự cho phép của Thiên Chúa, đều có ý muốn tốt đẹp của Thiên Chúa trong đó, chúng ta phải mang trong lòng sự vâng phục để tìm kiếm ý muốn của Thiên Chúa. Nếu nhìn không thấu hãy tĩnh lặng trước Thiên Chúa, cầu nguyện tìm kiếm, đừng có tùy ý thảo luận, đừng tùy ý xét đoán, oán trách. Tìm được con đường thực hành, trong lòng biết làm như thế nào mới là làm chứng.
Ở phương diện này ông Gióp chính là tấm gương để chúng ta noi theo. Khi ông biết được chiên và bò đầy núi của mình bị cướp bắt đi, con cái bị căn nhà đè chết, ông hiểu được rằng tất cả những thứ xảy đến đều là sự cho phép của Thiên Chúa; là sự thử luyện của Thiên Chúa đối với ông. Cho nên ông không nói lời nào, trước hết, ông sấp mình xuống trước Thiên Chúa, cầu nguyện, bày tỏ sự vâng phục của mình. Sau đó ông nói: “ĐỨC CHÚA đã ban cho, ĐỨC CHÚA lại lấy đi: xin chúc tụng danh ĐỨC CHÚA!” (G 1:21)”ông Gióp kính sợ Thiên Chúa lánh khỏi điều ác, là người toàn vẹn trong mắt Thiên Chúa, chúng ta không thể nào so sánh với ông Gióp. Nhưng, khi gặp phải những chuyện chúng ta nhìn không thấu, không hiểu rõ, bất luận chịu khổ lớn đến đâu, chỉ cần dùng tâm cầu nguyện với Thiên Chúa, hát thánh ca ngợi khen Thiên Chúa nhiều hơn, như vậy có thể khiến cho chúng ta thêm đức tin hơn, cũng có thể giảm đi sự đau khổ của chúng ta, không đến nổi phải nói lời oán giận. Nhất là khi đau khổ rất là lớn, dù chỉ hiểu một chút chân lý, nhưng vì trong lòng yếu đuối, đau khổ, thì rất dễ oán trách Thiên Chúa. Lúc này cần phải cầu nguyện, ngưỡng vọng vào Thiên Chúa nhiều hơn, hát thánh ca ngợi khen Thiên Chúa, cầu xin Đức Chúa Thánh Thần làm việc bên trong chúng ta, thêm cho chúng ta đức tin và sức mạnh, không biết từ lúc nào chúng ta có thể vượt qua được rồi, thì có thể đứng vững làm chứng làm đẹp lòng Thiên Chúa.
Ba phương diện cầu nguyện này là điều chúng ta nên tuân giữ và thực hành, nếu thực hiện như vậy, trải nghiệm sự sống của chúng ta không những ngày càng phong phú, cuộc sống cũng ngày càng dư dật, mối quan hệ với Thiên Chúa ngày càng gần, đối với Thiên Chúa ngày càng có nhận biết. Ba phương diện cầu nguyện này, bạn đã làm chưa?