Người thường phạm tội có thể vào Nước Trời không? Làm sao mới có thể thoát khỏi tội lỗi?
Hỏi: Người thường phạm tội có thể vào Nước Trời không?
Đáp: Một số tín hữu cho rằng, lễ chuộc tội của Chúa Giê-su đời đời có hiệu nghiệm, bất luận chúng ta phạm tội gì, chỉ cần xưng tội và ăn năn với Chúa, là có thể nhận được sự tha thứ của Chúa, và cuối cùng sẽ được vào Nước Trời. Quan điểm này của chúng ta rốt cuộc có đúng không? Có lời Chúa làm cơ sở không? Theo quan điểm này, có vẻ như nói rằng sau khi chúng ta tin Chúa bất kể chúng ta phạm tội như thế nào, Chúa đều tha thứ cho chúng ta. Nếu đúng thật là như vậy, vậy những lời trong “Kinh thánh Thư Do Thái” “Thật vậy, nếu chúng ta cố tình phạm tội sau khi đã học biết sự thật, thì không còn hy lễ nào đền tội được nữa, mà chỉ còn phải sợ hãi đợi chờ cuộc phán xét và ngọn lửa nóng bừng thiêu hủy các đối tượng của Thiên Chúa” (Dt 10,26-27). Câu nói này phải giải nghĩa như thế nào? Ngoài ra, trong “Sách Khải Huyền” còn nhắc đến : “Đây, chẳng bao lâu nữa Ta sẽ đến, và Ta đem theo lương bổng để trả cho mỗi người tùy theo việc mình làm” (Kh 22,12). Khi Chúa trở lại, Ngài sẽ thưởng phạt mỗi người tùy theo hành động và việc làm của họ, Chúa Giê-su cũng đã tiên tri rằng Ngài sẽ đến để phân biệt chiên và dê, cỏ lùm và lúa mì, đầy tớ tốt và đầy tớ gian ác trong những ngày sau hết. Chúng ta tin Chúa cuối cùng chúng ta sẽ lên thiên đường hay luyện ngục, với việc thực hiện lời Chúa dạy và vâng theo đường lối của Chúa hay không đều có mối liên quan trực tiếp. Nhưng theo quan điểm của chúng ta, điều đó nói lên rằng dù chúng ta có đi theo đường lối của Chúa hay không, dù chúng ta có phạm tội gì đi chăng nữa thì Chúa cũng sẽ tha thứ. Vậy Chúa Giê-su phán “và Ta đem theo lương bổng để trả cho mỗi người tùy theo việc mình làm” lời này sẽ trở nên vô nghĩa sao? Rất nhiều anh chị em vì có quan điểm như vậy, đều không chú trọng thực hành lời của Chúa, tuân giữ điều răn của Chúa, thậm chí ngày càng buông thả, ngày càng xa cách Chúa, sống trong tình trạng phạm tội xưng tội không thể tự thoát ra, cứ tiếp tục như vậy có hợp với ý muốn của Thiên Chúa không? Thiên Chúa phán: “Vậy các ngươi phải thánh thiện vì Ta là Đấng Thánh” (Lv 11,45). “Thật, tôi bảo thật các ông: hễ ai phạm tội thì làm nô lệ cho tội. Mà kẻ nô lệ thì không được ở trong nhà luôn mãi, người con mới được ở luôn mãi” (Ga 8,34-35). Trên Kinh thánh còn nói: “Những quân chó má, làm phù phép, gian dâm, sát nhân, thờ ngẫu tượng, cùng với mọi kẻ thích điều gian dối và ăn gian nói dối, hãy xéo ra ngoài” (Kh 22,15). “Anh em phải biết rõ điều này: không một kẻ gian dâm, ô uế hay tham lam nào được thừa hưởng cơ nghiệp trong Nước của Đức Ki-tô và của Thiên Chúa” (Ep 5,5). Từ đây cho chúng ta hiểu được rằng, Thiên Chúa là thánh khuyết, tâm tính công chính của Thiên Chúa không cho phép con người xúc phạm. Nếu chúng ta trước sau vẫn không thoát khỏi sự trói buộc của tội lỗi, thường xuyên biết tội còn phạm tội, thì sẽ vì tội lỗi mà chống đối Thiên Chúa bị Thiên Chúa ghét bỏ, mãi mãi không thể vào Nước Trời.
Vậy thì, Chúa Giê-su đã tha thứ tội lỗi cho con người, “tội lỗi” này là chỉ điều gì đây? Chủ yếu là chỉ những sự thật về việc phạm tội có thể làm trái với điều răn và luật pháp của Thiên Chúa, làm trái với lời Thiên Chúa. Chính vì con người có thể làm trái luật pháp và điều răn của Thiên Chúa, sẽ bị luật pháp định tội, trừng phạt. Cho nên Chúa Giê-su đến để thực hiện công tác cứu chuộc, vì toàn nhân loại đóng đinh trên thập tự giá gánh lấy tất cả tội lỗi của con người. Từ đó, con người chỉ cần nhân danh Chúa Giê-su cầu nguyện, xưng tội ăn năn, không còn chịu sự định tội và trừng trị của luật pháp nữa, Thiên Chúa cũng không xem con người là tội nhân nữa, con người có thể trực tiếp cầu nguyện và kêu cầu với Thiên Chúa, hưởng thụ ân sủng và hồng ân dồi dào của Thiên Chúa, như vậy là có được ơn cứu độ của Thời đại Ân sủng. Như lời Thiên Chúa đã phán: “Vào thời điểm đó, công tác của Jêsus là công tác cứu chuộc cả nhân loại. Tội lỗi của tất cả những ai tin vào Ngài đã được tha thứ; miễn là ngươi tin vào Ngài, Ngài sẽ cứu chuộc ngươi; nếu ngươi tin vào Ngài, ngươi không còn tội lỗi nữa, ngươi đã được giải thoát khỏi tội lỗi của mình. Điều này là ý nghĩa của việc được cứu, và được xưng công chính bởi đức tin. Tuy nhiên, trong những người tin, vẫn còn có sự dấy loạn và chống đối Đức Chúa Trời, và điều đó vẫn phải bị loại bỏ từ từ. Sự cứu rỗi không có nghĩa là con người đã được Jêsus hoàn toàn thu phục, mà có nghĩa là con người không còn tội lỗi nữa, họ đã được tha tội: Miễn là ngươi tin, thì ngươi sẽ không bao giờ còn tội lỗi nữa”. “Mặc dù con người có thể đã được cứu chuộc và được tha tội, nhưng điều đó chỉ có thể được xem là Đức Chúa Trời không nhớ đến những vi phạm của con người và không đối đãi với con người theo những vi phạm của họ. Tuy nhiên, khi con người, những kẻ sống trong thân thể xác thịt, chưa được giải thoát khỏi tội lỗi, thì họ chỉ có thể tiếp tục phạm tội, không ngừng bộc lộ tâm tính sa-tan bại hoại của mình. Đây là cuộc sống mà con người đang sống, một chu kỳ vô tận của việc phạm tội và được tha thứ. Phần lớn nhân loại phạm tội vào ban ngày chỉ để xưng tội vào ban đêm. Theo cách này, cho dù của lễ chuộc tội có tác dụng đời đời đối với con người, nó cũng sẽ không thể cứu được con người khỏi tội lỗi. Chỉ một nửa công tác cứu rỗi đã được hoàn tất, vì con người vẫn còn có một tâm tính bại hoại”.
Từ đây cho chúng ta biết được rằng, công tác được Chúa Giê-su thực hiện trong Thời đại Ân sủng chỉ là cứu chuộc, chỉ là tha thứ tội lỗi do con người làm trái luật pháp, nhưng vẫn chưa tha thứ cho bản tính phạm tội bên trong con người. Chúng ta bị chi phối bởi bản tính phạm tội của Sa-tan, khắp người đều là kiêu ngạo tự phụ, quanh co xảo trá, ích kỷ đê hèn v.v. các loại tâm tính Sa-tan. Những thứ chúng ta yêu thích, và thể hiện ra đều là đối nghịch với Thiên Chúa, không có một thứ gì là tương hợp với Thiên Chúa. Ví dụ bên trong chúng ta có tâm tính ích kỷ đê hèn, tất cả những lời nói và việc làm đều suy nghĩ và dự tính cho lợi ích của cá nhân, đến việc tin Thiên Chúa chịu khổ dâng mình cũng là vì được phúc lành. Hoàn cảnh an nhàn, gia đình bình an, lúc đó có thể tạ ơn Thiên Chúa, nhưng, một khi bệnh tật và hoạn nạn ập đến thì bắt đầu oán trách Thiên Chúa, thậm chí có người còn từ bỏ Thiên Chúa; Khi tiếp xúc với người khác thì sống dựa trên tâm tính kiêu ngạo, luôn muốn người khác nghe mình, khi người khác không nghe theo thì nổi nóng, dạy dỗ người khác; Vì có tâm tính ác độc, chúng ta thấy người khác ưu tú hơn mình thì đố kỵ, thậm chí có thể bài trừ, đã kích người khác; v.v. Có thể thấy, sự kiêu ngạo tự phụ, ích kỷ tham lam, quanh co xảo quyệt v.v. của con người, những tâm tính Sa-tan này so với tội lỗi càng sâu, càng ngoan cố, là căn nguyên gốc rễ dẫn đến việc con người phạm tội chống đối Thiên Chúa. Những tâm tính bại hoại Sa-tan này, nếu không giải quyết thì con người vẫn có thể thường xuyên phạm tội chống đối Thiên Chúa, phản bội Thiên Chúa, cuối cùng không thể vào Nước Trời. Như Kinh thánh đã nói: “Thật vậy, lương bổng mà tội lỗi trả cho người ta, là cái chết” (Rm 6,23).
Hỏi: Làm thế nào mới có thể thoát khỏi tội lỗi?
Đáp: Đối với vấn đề này chúng ta cùng đọc mấy câu Kinh thánh, “Cũng vậy, Đức Ki-tô đã tự hiến tế chỉ một lần, để xóa bỏ tội lỗi muôn người. Người sẽ xuất hiện lần thứ hai, nhưng lần này không phải để xóa bỏ tội lỗi, mà để cứu độ những ai trông đợi Người” (Dt 9,28). “là những người, nhờ lòng tin, được Thiên Chúa quyền năng gìn giữ, hầu được hưởng ơn cứu độ Người đã dành sẵn, và sẽ bày tỏ ra trong thời sau hết” (1 Pr 1,5). Từ những câu Kinh thánh này cho thấy, Thiên Chúa vì muốn chúng ta có thể thoát khỏi tội lỗi, đã chuẩn bị cho chúng ta ơn cứu độ trong thời kỳ sau hết, ơn cứu độ này chính là ơn cứu độ quan trọng để giải quyết bản tính phạm tội của chúng ta, vậy thì ơn cứu độ trong thời kỳ sau hết này là gì? Chúa Giê-su từng tiên tri: “Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em. Nhưng bây giờ, anh em không có sức chịu nổi. Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến” (Ga 16,12-13). “Ai nghe những lời tôi nói mà không tuân giữ, thì không phải chính tôi xét xử người ấy, vì tôi đến không phải để xét xử thế gian, nhưng để cứu thế gian. Ai từ chối tôi và không đón nhận lời tôi, thì có quan tòa xét xử người ấy: chính lời tôi đã nói sẽ xét xử người ấy trong ngày sau hết” (Ga 12,47-48). Còn có Thư 1 của Thánh Phê-rô chương 4, câu 17: “Bởi lẽ thời phán xét đã đến, bắt đầu từ nhà của Thiên Chúa”. Thiên Chúa phán: “Những tội lỗi của con người có thể được tha thứ thông qua của lễ chuộc tội, nhưng về việc làm sao con người có thể được làm cho không còn phạm tội nữa, và làm sao bản tính tội lỗi của họ có thể bị tiệt trừ hoàn toàn và được chuyển hóa, thì họ không có cách nào giải quyết được vấn đề này. Những tội lỗi của con người đã được tha thứ, và điều này là nhờ công tác chịu đóng đinh của Đức Chúa Trời, nhưng con người vẫn tiếp tục sống trong tâm tính Sa-tan bại hoại như cũ. Như vậy, con người phải được cứu rỗi hoàn toàn khỏi tâm tính Sa-tan bại hoại của mình, hầu cho bản tính tội lỗi của họ có thể bị tiệt trừ hoàn toàn, không bao giờ phát triển trở lại, theo đó cho phép tâm tính của con người được chuyển hóa. Điều này sẽ đòi hỏi con người phải nắm bắt được con đường phát triển trong sự sống, nắm bắt được con đường sự sống, và nắm bắt được cách thay đổi tâm tính của mình. Hơn nữa, nó sẽ đòi hỏi con người phải hành động theo con đường này, hầu cho tâm tính của họ có thể dần dần được thay đổi và họ có thể sống dưới sự chiếu soi của sự sáng, hầu cho mọi điều họ làm đều có thể phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời, hầu cho họ có thể vứt bỏ tâm tính Sa-tan bại hoại của mình, và hầu cho họ có thể thoát khỏi ảnh hưởng bóng tối của Sa-tan, từ đó hoàn toàn thoát khỏi tội lỗi. Chỉ khi đó con người mới nhận lãnh được sự cứu rỗi hoàn toàn”. “Thông qua công tác phán xét và hành phạt này, con người sẽ hoàn toàn biết được thực chất ô uế và bại hoại trong chính bản thân mình, họ sẽ có thể thay đổi hoàn toàn và trở nên thanh sạch. Chỉ bằng cách này, con người mới có thể trở nên xứng đáng để trở lại trước ngôi của Đức Chúa Trời. Mọi công tác được thực hiện ngày hôm nay là để con người có thể được làm cho thanh sạch và được thay đổi; thông qua sự phán xét và hành phạt bằng lời, cũng như thông qua sự tinh luyện, con người có thể gột sạch sự bại hoại của mình và được làm cho tinh sạch. Thay vì xem giai đoạn công tác này là công tác cứu rỗi, sẽ thích hợp hơn khi nói đó là công tác làm tinh sạch. Trên thực tế, giai đoạn này là giai đoạn chinh phục cũng như là giai đoạn thứ hai trong công tác cứu rỗi. Chính nhờ sự phán xét và hành phạt bằng lời mà con người mới đi đến chỗ được Đức Chúa Trời thu phục; và thông qua việc dùng lời để tinh luyện, phán xét và vạch trần mà mọi điều bất khiết, các quan niệm, động cơ và khát vọng cá nhân trong lòng con người mới được phơi bày hoàn toàn”. Lời của Thiên Chúa nói rất rõ, vì để cho chúng ta hoàn toàn thoát khỏi sự ràng buộc của bản tính Sa-tan, Thiên Chúa muốn mở ra công tác phán xét, thanh tẩy con người trong thời kỳ sau hết, bày tỏ mọi chân lý, để vạch lộ tâm tính bại hoại ẩn chứa bên trong con người. Để cho chúng ta có thể nhận biết bản tính Sa-tan của chính mình, thực hành theo lời Thiên Chúa, dần dần đạt đến sự thay đổi. Lúc này, chúng ta đối với những thứ bất nghĩa sẽ có thể phân biệt, đồng thời biết được Thiên Chúa thích gì, ghét gì, có sự nhận biết thực sự đối với Thiên Chúa. Bản tính Sa-tan không còn khống chế chúng ta nữa, tâm tính bại hoại bên trong chúng ta đã được thay thế bằng chân lý, có thể sống dựa trên lời Thiên Chúa, không còn phản nghịch Thiên Chúa, chống đối Thiên Chúa, có thể thật sự vâng phục Thiên Chúa, thờ phượng Thiên Chúa, đó chính là công tác phán xét của Thiên Chúa trong thời kỳ sau hết đạt được hiệu quả trên người chúng ta. Giống như một đứa trẻ sau khi phạm tội, làm cha mẹ nếu muốn uốn nắn lại sai lầm của đứa con, thì cần phải nói rất nhiều lời, thậm chí có lúc còn phải nói những lời rất nặng để trách mắng, dạy dỗ đứa con, mục đích cuối cùng đều là vì để cho đứa con biết được mình sai ở chỗ nào, nên biết làm như thế nào để tránh tái phạm vào lần sâu, v.v. Công tác trong thời kỳ sau hết của Thiên Chúa cũng giống như vậy, thông qua việc bày tỏ càng nhiều lời để phán xét thanh tẩy con người, hoàn toàn cứu rỗi con người từ quyền thế của Sa-tan, làm thành những người hợp với ý muốn của Thiên Chúa. Cuối cùng có thể đưa con người vào vương quốc của Thiên Chúa, có được đích đến tốt đẹp do Thiên Chúa chuẩn bị cho con người.
Có người khả năng sẽ hỏi: “Bản tính Sa-tan của chúng ta chỉ có thể thông qua công tác phán xét trong thời kỳ sau hết để giải quyết hay sao? Chúng ta không thể thông qua việc chịu khổ trả giá, kìm hãm bản thân đồng thời ràng buộc ý chí của bản thân để giải quyết bản tính Sa-tan sao?” Đương nhiên không thể. Nếu không phải Thiên Chúa bày tỏ chân lý phán xét vạch lộ bản tính và thực chất của con người, không có người nào có thể đạt đến thật sự nhận biết căn nguyên gốc rễ chống đối Thiên Chúa của chính mình, tự giải quyết tâm tính Sa-tan. Thấy được nhiều thánh đồ trong lịch sử, họ đã trả ra rất nhiều giá, đồng thời kìm hãm bản thân, đều muốn thoát khỏi sự ràng buộc và kiềm chế của tội lỗi, vượt khỏi xác thịt. Trong đó có ai có thể chiến thắng bản tính Sa-tan không còn phạm tội đồng thời trở thành con người thật sự vâng phục Thiên Chúa không? Đến Phaolô cũng nói: “Tôi thật là một người khốn nạn! Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này?” (Rm 7,24). “Thật vậy, muốn sự thiện thì tôi có thể muốn, nhưng làm thì không. Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm. Nếu tôi cứ làm điều tôi không muốn, thì không còn phải là chính tôi làm điều đó, nhưng là tội vẫn ở trong tôi” (Rm 7,18-20). Có thể thấy, công tác cứu chuộc của Chúa Giê-su là vì để mở đường cho công tác phán xét thanh tẩy trong thời kỳ sau hết, chỉ có công tác phán xét của Thiên Chúa trong thời kỳ sau hết mới có thể tiệt trừ bản tính tội lỗi của chúng ta, để tội lỗi của chúng ta được thanh tẩy không còn phạm tội. Cũng vì vậy mà Chúa Giê-su đã hứa với chúng ta rằng trong thời kỳ sau hết Ngài sẽ còn đến để thực hiện công tác phán xét. Chúng ta nhất định phải đón nhận, trải nghiệm sự phán xét, thử luyện và tinh luyện của Thiên Chúa, chỉ có như vậy bản tính Sa-tan của chúng ta mới có thể có được sự giải quyết triệt để, tâm tính bại hoại được thanh tẩy, thay đổi, sống ra hình dáng thật sự của con người, đối với Thiên Chúa có sự kính sợ và vâng phục thực sự, có thể quan tâm ý muốn của Thiên Chúa, đạt đến yêu mến Thiên Chúa, làm đẹp lòng Thiên Chúa, đây mới là con đường duy nhất để chúng ta đạt đến thoát khỏi tội lỗi đạt được sự cứu rỗi của Thiên Chúa.
Liên quan đến sự phán xét của Thiên Chúa trong thời kỳ sau hết, “Sách Khải Huyền” còn nhắc đến: “Rồi tôi thấy một thiên thần khác bay trên đỉnh vòm trời, mang một tin mừng vĩnh cửu để loan báo cho các người ở trên mặt đất, cho mọi dân, mọi chi tộc, mọi ngôn ngữ và mọi nước. Người lớn tiếng hô: ‘Hãy kính sợ Thiên Chúa và tôn vinh Người, vì đã đến giờ Người phán xét’” (Kh 14,6-7). Công tác phán xét của Thiên Chúa trong thời kỳ sau hết chính là Tin Mừng vĩnh cửu Thiên Chúa ban cho chúng ta, trong đây có nhắn đến “tin mừng vĩnh cửu” chính là Tin Mừng trong thời kỳ sau hết Thiên Chúa đến để triệt để thanh tẩy con người, cứu rỗi nhân loại, cũng là Tin Mừng kết thúc toàn bộ thời đại. Vậy thì, khi có người rao giảng Tin Mừng về công tác phán xét trong thời kỳ sau hết, bạn sẽ đưa ra lựa chọn như thế nào?