Thế nào là lời cầu nguyện chân thật
Ghi chú của biên tập viên: Cầu nguyện là một khóa học bắt buộc hàng ngày đối với các tín hữu, đó là cách để kéo gần mối quan hệ với Thiên Chúa và là con đường nhận được sự soi sáng của Thiên Chúa. Nhưng nhiều người lại gặp phiền não như vậy, mặc dù họ cầu nguyện với Thiên Chúa hàng ngày nhưng họ không được Thiên Chúa soi sáng và hướng dẫn. Thực ra, chỉ có những lời cầu nguyện chân thật mới được Thiên Chúa lắng nghe và được Thiên Chúa soi sáng, hướng dẫn. Vậy, lời cầu nguyện chân thật là gì, làm thế nào để lời cầu nguyện được Thiên Chúa lắng nghe? Sau đây sẽ cho bạn biết câu trả lời.
I. Lời cầu nguyện chân thật là nói với Thiên Chúa lời trong lòng, lời trung thực
Thiên Chúa phán: “Thiên Chúa là thần khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật” (Ga 5:22).
“Điều tối thiểu mà Đức Chúa Trời đòi hỏi ở con người là họ phải có thể mở lòng với Ngài. Nếu con người dâng tấm lòng thật của mình cho Đức Chúa Trời và nói những điều thực sự trong lòng mình, thì Đức Chúa Trời sẽ sẵn sàng làm việc trong họ. Điều Đức Chúa Trời mong muốn không phải là tấm lòng méo mó của con người, mà là một tấm lòng tinh sạch và trung thực. Nếu con người không nói lên tiếng lòng mình với Đức Chúa Trời, thì Đức Chúa Trời không cảm thúc lòng con người, hoặc làm việc trong họ. Vì thế, mấu chốt của việc cầu nguyện là phải thưa với Đức Chúa Trời bằng tiếng lòng của ngươi, thưa với Ngài về những thiếu sót hoặc tâm tính dấy loạn của ngươi, hoàn toàn mở lòng ngươi trước Ngài; chỉ khi đó Đức Chúa Trời mới quan tâm đến những lời cầu nguyện của ngươi, nếu không thì Đức Chúa Trời sẽ ẩn mặt Ngài khỏi ngươi”.
Từ đây cho thấy, Thiên Chúa là Đấng thành tín, nơi Thiên Chúa không có sự xảo quyệt, giả dối, Thiên Chúa cũng hy vọng chúng ta dùng thần khí và sự thật cầu nguyện với Thiên Chúa, cũng có nghĩa là khi cầu nguyện với Thiên Chúa nói lời trong lòng, lời thực tại, đưa tình trạng và khó khăn thật sự của mình nói với Thiên Chúa, cho dù chỉ là mấy câu, chỉ cần là lời xuất phát từ trong lòng, là lời thật lòng, lời thực tại, như vậy chính là lời cầu nguyện chân thật. Nghĩ đến trong Kinh thánh Chúa Giê-su đã nhậm lời cầu nguyện của người thu thuế, nói đến lời cầu nguyện của người thu thuế chỉ có một câu: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi” (Lc 17:24-25). Nhưng câu nói này thật sự là lời thật lòng, lời cầu nguyện của ông là xuất phát từ nội tâm của mình, là chân thật và thành khẩn, không có sự giả dối, lừa gạt, cũng không có bọc lại, che lại, là lời cầu nguyện thật tâm thật ý với Thiên Chúa. Vì vậy, Chúa đã lắng nghe lời cầu nguyện của ông và tha thứ tội lỗi của ông.
Lời cầu nguyện của chúng ta thường là nói những lời dễ nghe với Thiên Chúa, nói thế nào sẵn sàng làm đẹp lòng Thiên Chúa, sẵn sàng yêu mến Thiên Chúa, vâng phục Thiên Chúa, kết quả gặp phải môi trường không như ý thì không muốn làm đẹp lòng Thiên Chúa, yêu mến Thiên Chúa, thậm chí còn có thể hiểu lầm Thiên Chúa, oán trách Thiên Chúa, rời xa Thiên Chúa, chúng ta chỉ nói những lời dễ nghe để lừa gạt Thiên Chúa, như vậy có thể là lời cầu nguyện chân thật không? Nhiều khi lời cầu nguyện của chúng ta chỉ là giữ phép tắc, theo hình thức, mỗi ngày tuân giữ sáng đọc kinh tối cầu nguyện, cầu nguyện đều nói những lời lặp lại, không phải nói lời trong lòng với Thiên Chúa, như vậy lời cầu nguyện chỉ có trên môi miệng không có tâm cũng không phải lời cầu nguyện chân thật, đương nhiên cũng không được Thiên Chúa lắng nghe.
Cho nên, cầu nguyện không được ước nguyện sáo rỗng, hô hào để lấy lòng Thiên Chúa, cũng không được chỉ có môi miệng không có tâm, phải đơn thuần mở lòng với Thiên Chúa, nói lời trong lòng, lời thật lòng với Thiên Chúa, đưa tình trạng thật sự, vấn đề thực tế với khó khăn của mình đều nói với Thiên Chúa. Ví dụ như chúng ta không biết cầu nguyện, thì cầu nguyện với Thiên Chúa rằng: “Lạy Thiên Chúa, con không biết cầu nguyện, không biết nên cầu nguyện như thế nào mới được Ngài lắng nghe, xin Ngài soi sáng chỉ dẫn con”. Mấy câu nói này chính là nói lời trong lòng, lời thật lòng với Thiên Chúa. Lấy ví dụ nữa, như hiện tại thảm họa ngày càng lớn, lời tiên tri về sự quang lâm của Chúa về cơ bản đều đã ứng nghiệm, chúng ta còn chưa nghênh tiếp được Chúa, thì có thể xoay quanh vấn đề và khó khăn hiện thực cầu nguyện với Thiên Chúa, “Lạy Thiên Chúa, lời tiên tri về sự quan lâm của Chúa cơ bản đã ứng nghiệm rồi, nhưng con vẫn chưa nghênh tiếp được Ngài, con nên làm như thế nào mới có thể nghênh tiếp được Ngài đây? Xin Ngài soi sáng và hướng dẫn con”. Thiên Chúa nhìn thấy tấm lòng chân thành và khẩn thiết của chúng ta, sẽ chỉ dẫn và dẫn dắt chúng ta tìm được con đường nghênh tiếp Chúa. Chúa Giê-su từng nói: “Nửa đêm, có tiếng la lên: ‘Chú rể kia rồi, ra đón đi!’” (Mt 25:6). “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi” (Ga 10:27). Sách Khải Huyền Chương 3 câu 20 nói: “Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta” Sách Khải Huyền Chương 2, 3 còn tiên tri nhiều lần “Ai có tai, thì hãy nghe điều Thần Khí nói với các Hội Thánh!” Thời kỳ sau hết Thiên Chúa quang lâm sẽ bày tỏ lời của Thần khí cho các hội thánh, thông qua cất tiếng phán để gõ cửa lòng chúng ta, phàm là người chú trọng nghe tiếng Thiên Chúa để nghênh tiếp, chính là trinh nữ khôn ngoan, có thể cùng dự tiệc với Chúa. Cho nên, khi chúng ta nghe thấy có ai làm chứng Chúa đã quang lâm, thì nên chủ động tìm kiếm nghênh tiếp Chúa, nghe thử có phải sự bày tỏ của sự thật không, xác định là tiếng Thiên Chúa thì tiếp nhận đi theo, như vậy là đã nghênh tiếp được Chúa.
Nếu chúng ta thường xuyên cầu nguyện với Thiên Chúa như vậy và nói lời thật lòng với Thiên Chúa, ở trước mặt Thiên Chúa có lời cầu nguyện chân thật, Thiên Chúa sẽ dẫn dắt, chỉ dẫn chúng ta, không chỉ khiến mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa gần gũi hơn, vấn đề và khó khăn thực tế của chúng ta cũng có được sự giải quyết, tìm được con đường thực hành, nhiều điều này đều là hiệu quả đạt được từ lời cầu nguyện chân thật.
II. Lời cầu nguyện chân thật là phải dựa trên cơ sở lời Thiên Chúa tìm kiếm ý muốn của Thiên Chúa
Lời Thiên Chúa phán: “Cầu nguyện không phải là việc chỉ làm cho có lệ, hoặc làm theo thủ tục, hoặc đọc thuộc lòng lời Đức Chúa Trời. Nói thế nghĩa là, cầu nguyện không phải là lặp lại như vẹt những lời nhất định và không phải bắt chước người khác. Trong khi cầu nguyện, người ta phải đạt đến trạng thái có thể dâng lòng mình cho Đức Chúa Trời, trải rộng lòng mình để nó có thể được Đức Chúa Trời cảm thúc. Nếu muốn sự cầu nguyện của ngươi có hiệu quả thì nó phải được dựa trên việc đọc lời Đức Chúa Trời. Chỉ bằng cách cầu nguyện từ trong lời Đức Chúa Trời mà người ta mới có thể nhận được sự khai sáng và sự soi sáng to lớn hơn. Những biểu hiện của một lời cầu nguyện đích thực là: có một tấm lòng khao khát mọi điều mà Đức Chúa Trời yêu cầu, và hơn thế nữa là khao khát hoàn thành những yêu cầu Ngài đưa ra; khinh ghét những gì Đức Chúa Trời khinh ghét, và sau đó trên cơ sở này, đạt được một chút hiểu biết về nó, có được đôi chút kiến thức và sự sáng tỏ về những lẽ thật mà Đức Chúa Trời diễn giải. Chỉ khi có được sự quyết tâm, đức tin, kiến thức, và một đường lối để thực hành theo sự cầu nguyện, thì khi đó nó mới được gọi là sự cầu nguyện đích thực, và chỉ có kiểu cầu nguyện này mới có thể có hiệu quả. Tuy nhiên, sự cầu nguyện phải được xây dựng trên sự vui hưởng lời Đức Chúa Trời, nó phải được thiết lập trên nền tảng của sự tương giao với Đức Chúa Trời qua lời Ngài, tấm lòng phải có khả năng tìm kiếm Đức Chúa Trời và được nên tĩnh lặng trước Ngài. Sự cầu nguyện kiểu này đã bước vào giai đoạn tương giao thực sự với Đức Chúa Trời”.
Từ lời Thiên Chúa, cho chúng ta thấy được rằng lời cầu nguyện chân thật là được xây dựng từ cơ sở lời Thiên Chúa, chúng ta từ trong lời Thiên Chúa cầu nguyện tìm kiếm ý muốn và yêu cầu của Thiên Chúa, hiểu được con đường thực hành, lời cầu nguyện như vậy mới là lời cầu nguyện chân thật. Thiên Chúa thấy được lòng khát khao chân lý của chúng ta, thì sẽ dẫn dắt chỉ dẫn cho chúng ta.
Như, chúng ta đọc được đoạn lời này của Thiên Chúa, “Bấy giờ, nếu có ai bảo anh em: ‘Này, Đấng Ki-tô ở đây’ hoặc ‘ở đó’, thì anh em đừng tin. Thật vậy, sẽ có những Ki-tô giả và ngôn sứ giả xuất hiện, đưa ra những dấu lạ lớn lao và những điềm thiêng, đến nỗi chúng lừa gạt cả những người đã được tuyển chọn, nếu có thể” (Mt 24:23-24). Nếu chúng ta không cầu nguyện tìm kiếm trước Thiên Chúa, dựa vào nghĩa đen để hiểu thì cho rằng phàm là ai rao giảng Chúa quang lâm đều là giả, thì từ chối không chấp nhận. Nếu chúng ta mang trong lòng khiêm nhường tìm kiếm, thì sẽ không khó phát hiện ra một sự thật: Chúa đã tiên tri rõ ràng“Chẳng bao lâu nữa Ta sẽ đến!” (Kh 22:7), nếu chúng ta cho rằng rao giảng Chúa trở lại đều là giả, như vậy không phải đã phủ nhận việc Chúa sẽ trở lại hay sao? Nhận lãnh nhận biết như vậy rõ ràng là không hợp với ý muốn Thiên Chúa. Nếu chúng ta nghe thấy tin Thiên Chúa quang lâm cứ ngu muội đề phòng, từ chối, rất dễ từ chối sự quang lâm của Chúa ở ngoài cửa. Hiểu được những điều này, chúng ta ở trong lời của Chúa Giê-su cầu nguyện tìm kiếm rằng: “Lạy Thiên Chúa, lời của Ngài đều là chân lý, con không thể dựa trên nghĩa đen của Kinh thánh để lý giải ý của Ngài, xin Ngài soi sáng hướng dẫn con hiểu được hàm ý thật sự trong lời này của Ngài, dẫn dắt con trong việc phân biệt Kitô giả có con đường thực hành”. Chúng ta chú tâm suy ngẫm lời Chúa, thì sẽ phát hiện Chúa Giê-su đã nói cho chúng ta biết đặc trưng của Kitô giả, thì ra trong thời kỳ sau hết Kitô giả sẽ mô phỏng công tác Chúa Giê-su từng làm, làm một chút dấu kỳ phép lạ đơn giản để cám dỗ con người. Cho nên, chúng ta nắm bắt được đặc trưng của Kitô giả, thì sẽ không sợ bị Kitô giả cám dỗ mà từ chối khảo sát con đường thật, bỏ lỡ cơ hội nghênh tiếp được Chúa.
Nếu chúng ta thường xuyên từ trong lời Thiên Chúa tìm kiếm, cầu nguyện, suy ngẫm hàm ý thực tế của lời Thiên Chúa, tìm kiếm ý muốn của Thiên Chúa với con đường thực hành, Thiên Chúa thấy chúng ta là người yêu mến chân lý, thì sẽ soi sáng chúng ta nhiều hơn, để cho chúng ta khi gặp chuyện có thể tìm được con đường thực hành, đây chính là thu hoạch có được từ lời cầu nguyện chân thật.
Phần trên chính là hai con đường thực hành nguyên tắc cầu nguyện chân thật, nếu chúng ta có thể thường xuyên có lời cầu nguyện chân thật như vậy khẳng định sẽ được Thiên Chúa nhậm lời, những vấn đề gặp phải sẽ có con đường thực hành, mối quan hệ với Thiên Chúa cũng sẽ ngày một gần.
Ghi chú của biên tập viên: Thông qua đoạn thông công trên, bạn đã hiểu thế nào là lời cầu nguyện chân thật chưa? Nếu bài viết này có thể giúp ích được cho bạn, xin hãy chia sẻ cho nhiều người hơn. Nếu bạn còn có vấn đề đề khác, cũng hoan nghênh bạn liên hệ với chúng tôi thông qua cuộc trò chuyện trực tuyến bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trực tuyến 24 giờ một ngày.