Kinh Mười Điều Răn là gì, ý nghĩa của Kinh Mười Điều Răn đối với nhân loại.
- Hướng dẫn nhanh
- 1. Nội dung của Mười Điều Răn trong Kinh thánh
- 2. Ý nghĩa của Mười Điều Răn trong Kinh thánh
Nhắc đến Mười Điều Răn trong Kinh Thánh, tin rằng mỗi anh chị em tin Chúa đều không còn xa lạ. Cựu Ước ghi lại rằng sau khi Mô-se dẫn dân Israel ra khỏi Ai Cập, Thiên Chúa đã dùng Mô-se để ban hành Mười Điều Răn để dân Israel có thể học cách sinh sống. Nhưng bạn có biết ý nghĩa của Mười Điều Răn do Thiên Chúa ban hành là gì không? Bây giờ chúng ta hãy xem lại nội dung của Mười Điều Răn trong Kinh Thánh và hiểu ý nghĩa của việc Thiên Chúa ban hành Mười Điều Răn và ý định tha thiết của Thiên Chúa trong việc cứu nhân loại.
1. Nội dung của Mười Điều Răn trong Kinh thánh
Điều răn thứ 1:
“Ngươi sẽ không có những thần nào khác trước nhan Ta” (Xuất hành 20:3).
Điều răn thứ 2:
“Ngươi sẽ không tạc tượng thần, tạc hình vật gì nơi trời bên trên trên hay nơi đất bên dưới, hay trong nước bên dưới đất. Ngươi sẽ không thờ lạy chúng và phụng sự chúng, vì Ta, Yavê Thiên Chúa của ngươi, Ta là Thiên Chúa ghen tuông phạt tội cha ông trên con cháu đến ba bốn đời, đối với những ai thù ghét Ta, và giữ nghĩa dư ngàn với những ai yêu mến Ta và giữ các lịnh truyền của Ta” (Xuất hành 20:4-6).
Điều răn thứ 3:
“Ngươi sẽ không hư từ nêu Danh Yavê, Thiên Chúa của ngươi vì Yavê sẽ không dung kẻ hư từ nêu Danh Người” (Xuất Hành 20:7).
Điều răn thứ 4:
“Ngươi hãy nhớ đến ngày hưu lễ để tác thánh ngày ấy. Trong sáu ngày ngươi sẽ lao động và làm mọi công việc của ngươi. Nhưng ngày thứ bảy là hưu lễ kính Yavê Thiên Chúa của ngươi; ngươi sẽ không làm bất cứ việc nào, ngươi và con trai con gái ngươi, tớ trai tớ gái của ngươi. Vì trong sáu ngày, Yavê đã làm nên trời đất, biển và tất cả mọi sự trong các nơi ấy, nhưng Người đã nghỉ ngày thứ bảy; bởi thế Yavê đã chúc lành cho ngày thứ bảy và tác thánh nó” (Xuất Hành 20: 8-11).
Điều răn thứ 5:
“Hãy trọng kính cha mẹ ngươi, ngõ hầu ngày đời ngươi được kéo dài trên thửa đất Yavê Thiên Chúa của ngươi sắp ban cho ngươi” (Xuất Hành 20:12).
Điều răn thứ 6:
“Ngươi sẽ không giết người” (Xuất Hành 20:13).
Điều răn thứ 7:
“Ngươi sẽ không ngoại tình” (Xuất hành 20:14).
Điều răn thứ 8:
“Ngươi sẽ không trộm cắp” (Xuất hành 20:15).
Điều răn thứ 9:
“Ngươi sẽ không làm chứng gian cáo tội đồng loại” (Xuất hành 20:16).
Điều răn thứ 10:
“Ngươi sẽ không mê muốn nhà cửa của đồng loại, Ngươi sẽ không mê muốn vợ của đồng loại, tớ trai tớ gái của nó, bò lừa của nó, và bất cứ vật gì của nó” (Xuất hành 20:17).
2. Ý nghĩa của Mười Điều Răn trong Kinh thánh
Mỗi điều răn trong Mười Điều Răn của Kinh thánh đều có ý nghĩa sâu rộng và cũng là tiêu chí quan trọng nhất để Thiên Chúa dẫn dắt cuộc sống của con người trong Thời đại Luật pháp. Những điều răn này đủ để cho con người thấy được sự công chính và thánh khiết của Thiên Chúa, Thiên Chúa là vị Thiên Chúa ghen tuông phạt tội, để con người biết Thiên Chúa ghét và yêu điều gì, con người nên kính sợ Thiên Chúa và tránh xa điều ác như thế nào, đạt được một cuộc sống của nhân tính bình thường. Vào thời điểm đó, con người có thể được Thiên Chúa chúc phúc miễn là họ sống theo Mười Điều Răn, vậy ý nghĩa sâu xa hơn của Mười Điều Răn trong Kinh Thánh đối với sự phát triển của nhân loại là gì?
Lời Thiên Chúa phán: “Khi Đức Chúa Trời bắt đầu công tác chính thức trong kế hoạch quản lý của Ngài, Ngài đã đặt ra nhiều quy định để con người tuân theo. Những quy định này nhằm cho phép con người sống một cuộc sống bình thường của con người trên đất, một cuộc sống bình thường của con người mà không thể tách khỏi Đức Chúa Trời và sự hướng dẫn của Ngài. Đức Chúa Trời lúc đầu dạy con người cách lập bàn thờ, cách bày bàn thờ. Sau đó, Ngài dạy họ cách làm của lễ, và thiết lập cách con người sống – những gì họ phải chú ý đến trong cuộc sống, những gì họ phải tuân theo, những gì họ nên và không nên làm. Những điều Đức Chúa Trời đặt ra cho con người đều toàn diện, và với những tục lệ, quy định và nguyên tắc này, Ngài đã tiêu chuẩn hóa hành vi của con người, hướng dẫn cuộc sống của họ, hướng dẫn họ bắt đầu đi theo luật pháp của Đức Chúa Trời, hướng dẫn họ đến trước bàn thờ Đức Chúa Trời, hướng dẫn họ có một cuộc sống giữa tất cả những điều mà Đức Chúa Trời đã tạo ra cho con người, những điều có trật tự, quy củ, và điều độ. Đức Chúa Trời trước hết đã dùng các quy định và nguyên tắc đơn giản để đặt ra những giới hạn cho con người, hầu cho trên đất, con người sẽ có một đời sống thờ phượng Đức Chúa Trời bình thường, sẽ có đời sống bình thường của con người; đó là nột dung cụ thể của buổi đầu trong kế hoạch quản lý sáu ngàn năm của Ngài. Những quy định và quy luật bao gồm nội dung rất rộng, chúng là những điều cụ thể về hướng dẫn của Đức Chúa Trời đối với nhân loại trong Thời đại Luật pháp, chúng phải được chấp nhận và vâng phục bởi những người đến trước Thời đại Luật pháp, chúng là tài liệu ghi chép về công tác được thực hiện bởi Đức Chúa Trời trong Thời đại Luật pháp, và chúng là bằng chứng thật về sự dẫn dắt và hướng dẫn của Đức Chúa Trời đối với hết thảy nhân loại” (“Công tác của Đức Chúa Trời, tâm tính của Đức Chúa Trời, và chính Đức Chúa Trời II”).
Qua lời Thiên Chúa, chúng ta có thể thấy rằng ban đầu loài người chỉ biết hưởng thụ mọi thứ Thiên Chúa ban, nhưng không biết Thiên Chúa đã tạo ra trời đất và muôn vật, tạo ra loài người, hay cách thờ phượng Thiên Chúa, thậm chí đến cả thường thức sinh sống cơ bản cũng không biết, giống như một đứa trẻ mới sinh ra không biết gì về vạn vật trong thế giới loài người. Nếu không có sự hướng dẫn và công tác của Thiên Chúa, loài người sẽ không bao giờ biết cách sống bình thường trên trái đất. Trong bối cảnh đó, Thiên Chúa đã sử dụng Mô-se để ban hành Mười Điều Răn và luật pháp cho dân Israel phù hợp với nhu cầu của nhân loại, đồng thời dạy dỗ và nói mọi mặt cho con người, để dân Israel nguyên thủy hiểu cách sống và quy củ thường thức cách làm người, cũng biết giữa người với người nên chung sống như thế nào và con người nên thờ phượng Thiên Chúa như thế nào để phù hợp với ý muốn của Thiên Chúa. Hiểu thế nào là tội lỗi và điều gì là thiện ác, đẹp và xấu, biết các hành vi đốt, giết, giành giật, cướp đoạt là phạm tội, là sự việc phản diện; tuân thủ luật pháp và điều răn, giữ ngày Sabát, dâng hy lễ thờ phượng Thiên Chúa, v.v., đó là những điều phù hợp với lòng Thiên Chúa và là sự việc chính diện. Dưới sự lãnh đạo của luật pháp và điều răn do Yavê Thiên Chúa ban hành, hành vi của dân Israel bị ràng buộc, và với những tiêu chuẩn và chuẩn mực rõ ràng, có thể sống trên đất một cách bình thường và có trật tự. Đây là Mười Điều Răn và luật pháp của Kinh thánh đạt được hiệu quả trên người dân Israel. Dân Israel cũng nhận được phúc lành của Thiên Chúa vì đã tuân giữ các điều răn và luật pháp.
Mặc dù Mười Điều Răn và luật pháp đã được Thiên Chúa ban hành cho dân Israel, nhưng tác động của chúng đối với các thế hệ tương lai của nhân loại cũng rất sâu sắc. Các điều răn và luật pháp do Thiên Chúa ban hành dạy cho loài người cách tồn tại và chuẩn mực cho hành vi của con người, cũng là cơ sở và tiêu chuẩn để đánh giá hành vi có tội hay vô tội của con người. Do đó, Mười Điều Răn và luật pháp là cơ sở cho việc xây dựng hiến pháp của con người cho các thế hệ sau, cũng như đặt nền móng cho các thế hệ mai sau hoàn thiện hệ thống pháp luật. Nhiều quy định pháp luật và khái niệm tư pháp ngày nay được hình thành trên cơ sở của Mười Điều Răn và luật pháp, ví dụ, cố ý giết người, hiếp dâm, trộm cắp, vu khống và tham nhũng bắt nguồn từ mười điều răn. “Ngươi sẽ không giết người. Ngươi sẽ không ngoại tình. Ngươi sẽ không trộm cắp. Ngươi sẽ không làm chứng gian cáo tội đồng loại, Ngươi sẽ không mê muốn nhà cửa của đồng loại, ngươi sẽ không mê muốn vợ của đồng loại, tớ trai tớ gái của nó, bò lừa của nó, và bất cứ vật gì của nó” (Xuất Hành 20:13-17). Nếu không có những điều răn và luật lệ do Thiên Chúa ban hành, thì cả loài người chúng ta cũng giống như dân Israel thuở sơ khai. Chúng ta không biết phải sống như thế nào, không biết đúng sai, không bị hạn chế về điều gì trong lời nói và việc làm. Trong trường hợp đó, chúng ta có thể tưởng tượng toàn bộ thế giới sẽ trở nên hỗn loạn, và loài người sẽ không thể phát triển đến hiện tại, chứ đừng nói đến sự xuất hiện của xã hội văn minh hiện nay. Từ đó chúng ta có thể thấy rằng việc ban hành luật và điều răn không chỉ có tác động sâu sắc đến luật pháp của con người mà còn đóng vai trò then chốt trong việc thiết lập và hình thành nền văn minh đạo đức và hệ thống dân chủ trong xã hội loài người. Ngày nay, chúng ta có một quy tắc đạo đức rõ ràng, chúng ta có thể tuân theo trật tự công cộng, bị ràng buộc bởi luật pháp và sống trong một cuộc sống ổn định và có trật tự trên trái đất. Đây là hiệu quả đạt được bởi các điều răn ban đầu của Thiên Chúa ban hành trong Thời đại Luật pháp, càng là sự thật bằng chứng về quyền thống trị và dẫn dắt toàn thể nhân loại của Thiên Chúa. Điều này cũng cho phép chúng ta thấy rằng Thiên Chúa hiểu rõ nhất nhu cầu của chúng ta và nhìn thấy sự quan tâm chăm sóc của Thiên Chúa đối với nhân loại chúng ta. Kể từ khi tạo ra loài người, Thiên Chúa luôn chỉ dẫn và dẫn dắt nhân loại, chu cấp mọi thứ chúng ta cần để sinh tồn, ban hành Mười Điều Răn và luật pháp để hành vi của chúng ta có chuẩn mực và khiến chúng ta có thể tồn tại tốt hơn. Do đó, con người chúng ta có thể tiếp diễn cho đến nay. Việc ban hành Mười Điều Răn và luật pháp hoàn toàn thể hiện tình yêu và sự cứu rỗi của Thiên Chúa dành cho chúng ta, và con người chúng ta thực sự không thể tách rời khỏi sự dẫn dắt của Thiên Chúa.
Kết luận: Qua sự thông công trên, tin rằng chúng ta đã hiểu phần nào về ý nghĩa của Mười Điều Răn do Thiên Chúa ban hành. Bằng cách hiểu biết Mười Điều Răn, chúng ta có thể thấy những hành động của Thiên Chúa đằng sau cuộc sống ổn định của nhân loại, và ước muốn cấp thiết của Thiên Chúa cho chúng ta được sống hạnh phúc dưới sự bảo vệ của Thiên Chúa. Công tác của Thiên Chúa vẫn chưa kết thúc, và Thiên Chúa vẫn tiếp tục dẫn dắt loài người mà Ngài đã tạo ra. Vậy thì sau Mười Điều Răn cho đến thời đại cuối cùng ngày nay, Thiên Chúa đã làm công việc gì khác? Người biên tập giới thiệu cho bạn: “Ngươi nên biết toàn thể nhân loại đã phát triển cho đến ngày nay như thế nào” “Ngươi đã biết chưa? Đức Chúa Trời đã làm một việc vĩ đại giữa con người” “Đấng Cứu Thế đã trở lại trên một ‘đám mây trắng’”.